Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6-12 tháng tuổi

Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, không ít ba mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc lên thực đơn cho con. Nếu ba mẹ cũng đang đau đầu suy nghĩ về vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Maru Care để khám phá thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học cho con nhé!

1. Thế nào là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật?

  • Đây là phương pháp ăn dặm phổ biến, được lấy cảm hứng từ cách nuôi dạy trẻ của người Nhật. Đặc điểm của phương pháp này là các món ăn được chế biến riêng biệt, không trộn lẫn và bày trên cùng một mâm để bé có thể tự chọn và thưởng thức.
  • Cách ăn này không chỉ giúp bé cảm nhận rõ hương vị từng loại thực phẩm, kích thích vị giác mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật còn rèn luyện cho bé tính tự lập, kỹ năng nhai nuốt và khả năng phân biệt thực phẩm ngay từ giai đoạn đầu.

> Xem thêm: Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

2. Ưu điểm và hạn chế của thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật cho bé 6 tháng

2.1. Ưu điểm của thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

  • An toàn cho bé: Các món ăn không thêm gia vị hay chất phụ gia, giữ nguyên hương vị tự nhiên, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé.
  • Kích thích vị giác: Việc tách riêng từng món giúp bé dễ dàng cảm nhận và phân biệt hương vị, hỗ trợ phát triển vị giác từ sớm.
  • Bỏ qua giai đoạn ăn bột: Với phương pháp này, bé sẽ chuyển thẳng từ sữa mẹ/sữa công thức sang cháo loãng, rau củ nghiền, thay vì ăn bột.
  • Rèn luyện tính tự lập: Bé được tự chọn món ăn, tự cầm nắm, tạo thói quen ăn uống chủ động ngay từ nhỏ.
  • Giảm nguy cơ biếng ăn: Thực đơn đa dạng, nhiều lựa chọn giúp bé hào hứng hơn với bữa ăn, hạn chế tình trạng chán ăn, bỏ bữa.

2.2. Hạn chế của thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật

  • Mất nhiều thời gian chuẩn bị: Việc chế biến từng món riêng biệt theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có thể khiến mẹ bận rộn hơn.
  • Cần bảo quản thực phẩm đúng cách: Do mỗi bữa ăn lượng thức ăn ít, mẹ cần dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh, dễ làm mất độ tươi ngon.
  • Dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng: Nếu bé quá kén ăn, chỉ chọn một số món quen thuộc, có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.

3. Nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong 30 ngày đầu ăn dặm theo kiểu Nhật

Khi bước sang tháng thứ 6, bé bắt đầu làm quen với thực phẩm thô. Đây là “giai đoạn vàng” ảnh hưởng đến sự phát triển sau này, vì vậy mẹ cần đảm bảo thực đơn đầy đủ các nhóm dưỡng chất sau:

  • Nhóm tinh bột (cung cấp năng lượng): Gạo tẻ, gạo tám, bún, phở, bánh đa… giúp đa dạng bữa ăn.
  • Nhóm đạm (hỗ trợ phát triển cơ bắp): Tháng đầu nên bắt đầu với lòng đỏ trứng gà, thịt nạc (lợn, gà). Sau đó, mẹ có thể bổ sung tôm, cua, cá, thịt bò…
  • Nhóm chất béo (hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng): Cá hồi, dầu mè, dầu oliu, mỡ lợn, mỡ gà… giúp bé phát triển não bộ và thể chất.
  • Nhóm chất xơ & vitamin (hỗ trợ tiêu hóa): Rau xanh, củ quả và trái cây tươi giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường đề kháng.

4. Thực phẩm không nên cho bé ăn trong giai đoạn đầu ăn dặm:

Dù áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay phương pháp ăn dặm thông thường , ba mẹ cũng cần tránh cho bé ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa gluten như mì sợi, bánh mì làm từ lúa mạch chưa qua chế biến.
  • Thực phẩm có thể gây dị ứng cao như tôm, cua, cá, trứng chưa chế biến kỹ, hạt dẻ.
  • Thực phẩm nhiều gia vị như hành, tỏi, gia vị mạnh chưa phù hợp với dạ dày bé trong giai đoạn đầu.

5. Bí quyết giúp mẹ thành công với phương pháp ăn dặm của Nhật:

Thực hiện mỗi món ăn từ ít đến nhiều để tạo sự làm quen cho bé với từng loại thực phẩm, không nên đột ngột thay đổi nhiều món.

Cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn thực phẩm để bé dễ tiêu hóa và tránh nguy cơ bị hóc.

Chế biến bằng các phương pháp nhẹ nhàng như hấp, luộc để giữ nguyên dinh dưỡng và dễ hấp thụ cho bé.

Dùng nước dashi – một loại nước dùng đơn giản từ rau củ hoặc thịt, giúp món ăn thêm hương vị mà vẫn đảm bảo độ nhẹ nhàng cho hệ tiêu hóa của bé.

> Xem thêm: Phải làm gì khi trẻ bị đầy hơi, khó tiêu? Nguyên nhân và xử lý hiệu quả

6. Top 10+ món cháo có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

6.1. Cháo cà rốt cho bé

  • Nguyên liệu: 5 – 10g cháo trắng, 5g cà rốt luộc, giã nhuyễn
  • Cách làm: Hòa nước dashi với cà rốt đã giã nhuyễn để tạo thành hỗn hợp mịn. Ba mẹ có thể cho bé ăn cùng với cháo trắng hoặc ăn riêng.

6.2. Cháo cá (cá thu hoặc các loại cá khác)

  • Nguyên liệu: 5 – 10g cá tùy loại, 5 – 10g cháo trắng, 10 – 15g rau cải
  • Cách làm: Giã mịn cá đã hấp chín với nước dashi, lọc qua rây. Rau cải luộc và giã nhuyễn. Trộn tất cả nguyên liệu lại, đun sôi.

6.3. Súp khoai tây

  • Nguyên liệu: 5g khoai tây hấp chín, 5 – 10g nước dashi (nước luộc gà hoặc rau)
  • Cách làm: Nghiền khoai tây đã chín và hòa cùng nước dashi (hoặc nước gà, rau) cho đến khi tạo thành hỗn hợp mịn và loãng.

6.4. Cá sốt đậu Hà Lan

  • Nguyên liệu: 5 – 10g cá tùy loại, 5 – 10g nước dashi/nước dùng gà/nước rau, 10 – 15g đậu Hà Lan
  • Cách làm: Chế biến cá tương tự như món cháo cá. Đậu Hà Lan hấp và rây mịn. Trộn cá, đậu và nước dashi lại với nhau.

6.5. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật: Cháo bánh mì

  • Nguyên liệu: 1 lát bánh mì sandwich, 5 – 10g nước dashi/nước dùng gà/nước rau luộc
  • Cách làm: Xé nhỏ bánh mì và nấu cùng nước dashi cho đến khi hỗn hợp đạt độ loãng hoặc sệt vừa ý.

6.6. Cháo trộn cải bó xôi và cà rốt

  • Nguyên liệu: Cháo loãng, 15g cải bó xôi, 15g cà rốt
  • Cách làm: Nấu cháo loãng theo tỉ lệ 1:10. Hấp cải bó xôi và cà rốt cho chín rồi rây mịn. Sau đó, trộn cháo loãng với cải bó xôi và cà rốt.

6.7. Cháo trộn súp lơ xanh và chuối

  • Nguyên liệu: 10 – 15g cháo trắng, 15g súp lơ xanh, 15g chuối
  • Cách làm: Luộc súp lơ rồi rây mịn. Cháo trắng lọc qua rây cho thật mịn rồi trộn với súp lơ và chuối đã nghiền.

6.8. Bánh khoai tây trộn sữa công thức cho bé

  • Nguyên liệu: 15 – 20g khoai tây, 10 – 15g sữa công thức
  • Cách làm: Hấp khoai tây cho mềm, sau đó rây mịn. Pha sữa công thức theo đúng hướng dẫn. Trộn khoai tây với sữa đã pha thành một hỗn hợp mịn và đặc.

6.9. Cháo trộn rau mồng tơi và đu đủ

  • Nguyên liệu: 10 – 15g khoai lang, 15g táo, 15g cải trắng
  • Cách làm: Hấp khoai lang và rây mịn. Ép táo lấy nước. Trộn khoai lang đã rây mịn với nước ép táo. Cải trắng luộc và nghiền nhuyễn.

6.10. Khoai lang trộn nước Dashi và nước ép lê

  • Nguyên liệu: 10 – 15g khoai lang, 5 – 10g nước Dashi, 15g lê
  • Cách làm: Hấp khoai lang chín rồi rây mịn. Trộn khoai lang với nước Dashi. Lê ép lấy nước và thêm vào hỗn hợp khoai lang.

6.11. Cháo trắng và đậu hủ sốt cà chua

  • Nguyên liệu: 10 – 15g cháo trắng, 5 – 10g đậu hũ, 10g cà chua
  • Cách làm: Rây cháo trắng cho thật mịn. Đậu hũ và cà chua chín nghiền nhuyễn, sau đó trộn vào cháo.

> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Với những gọi ý từ Maru Care, hy vọng ba mẹ có thể dễ dàng chế biến nhiều món ăn dặm vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng cho bé yêu. Nếu ba mẹ không có nhiều thời gian chế biến các món ăn dặm kiểu Nhật cho bé, ba mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho con bằng bột ăn dặm và các loại bánh ăn dặm.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng