Bé bị côn trùng đốt sưng tấy: Cần chăm sóc và điều trị như thế nào?

Trẻ có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khi bị côn trùng đốt Nếu ba mẹ không biết cách xử lý kịp thời, vết đốt có thể bị viêm nhiễm. Vậy nên làm gì để điều trị vết côn trùng cắn ở trẻ một cách hiệu quả? Cùng tìm hiểu các biện pháp sơ cứu và chữa trị vết cắn do côn trùng gây ra trong bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy

Tùy vào loại côn trùng đốt, cơ thể của bé sẽ phản ứng với các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.

  • Bé bị đốt do côn trùng có độc:

Các loại côn trùng như: rết, kiến ba khoang, ong vò vẽ,… có khả năng tiết độc. Khi bị đốt, bé sẽ cảm thấy đau nhức và có thể quấy khóc. Lượng độc tố từ các côn trùng này có thể gây ra các triệu chứng như: nổi mề đay, sốt hoặc sốc phản vệ. Trong trường hợp này, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay để được xử lý kịp thời.

  • Bé bị đốt do côn trùng không có độc:

Một số côn trùng như: kiến, muỗi, chuồn chuồn,… không có độc tố. Khi bị đốt, bé sẽ cảm thấy đau nhức nhẹ, sau đó xuất hiện các nốt mẩn đỏ và cảm giác châm chích tại vết đốt. Đối với những bé có cơ địa nhạy cảm, vết côn trùng cắn có thể sưng tấy và nổi mụn nước. Nếu bị ve hoặc bọ đốt, bé cũng có thể bị sốt kéo dài. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian.

2. Khi nào cần khám bác sĩ nếu trẻ bị côn trùng đốt?

  • Nếu trẻ cảm thấy rất khó chịu sau khi bị côn trùng cắn, mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc cho trẻ uống thuốc kháng histamine để giảm ngứa. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen nếu trẻ ít nhất 6 tháng tuổi.
  • Vết côn trùng cắn có thể bị nhiễm trùng trong vòng vài ngày, đặc biệt nếu trẻ gãi nhiều, làm vết cắn bị trầy xước. Trong trường hợp này, bé cần điều trị bằng kháng sinh. Hãy đưa con đến bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sau:

+ Vết cắn sưng to và đau nhiều ở khu vực bị đốt.

+ Nóng hoặc ửng đỏ lan rộng xung quanh vết cắn.

+ Có vệt đỏ kéo dài trên cánh tay hoặc chân.

+ Vết cắn chảy dịch vàng hoặc trắng.

+ Vết cắn phát triển thành loét hở.

+ Trẻ bị sốt.

+ Nếu mẹ nhận thấy phát ban hình tròn hoặc hình vòng xuất hiện trong vòng 3 ngày đến 1 tháng sau khi trẻ bị côn trùng đốt, hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh Lyme, một bệnh lây truyền qua bọ ve cắn.

3. Điều trị vết côn trùng cắn ở trẻ em đúng cách

Nếu không được sơ cứu và chăm sóc đúng cách, vết côn trùng cắn có thể bị viêm nhiễm, mưng mủ và để lại sẹo lớn trên làn da của trẻ. Tùy vào từng loại côn trùng, ba mẹ cần có phương pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị vết côn trùng đốt ở trẻ mà ba mẹ có thể áp dụng:

  • Lấy nọc độc của côn trùng: Với những loại côn trùng có độc, khi đốt chúng thường để lại vòi chích và túi nọc trên da trẻ. Để ngăn ngừa nọc độc lan rộng, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi khu vực có côn trùng. Sau đó, cho trẻ nằm yên một chỗ và dùng nhíp đã được khử trùng để gắp vòi chích ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn ép vết đốt vì có thể làm vỡ túi nọc, khiến chất độc lan nhanh và thẩm thấu vào cơ thể trẻ.
  • Làm sạch vùng da bị đốt: Bs mẹ nên sử dụng dung dịch sát trùng hoặc xà phòng và nước ấm để rửa sạch vùng da bị côn trùng đốt. Qua đó sẽ giúp giảm nồng độ chất tiết của côn trùng còn sót lại trên da trẻ. Sau khi rửa sạch, có thể thoa lên da các loại gel dịu nhẹ để làm giảm cảm giác ngứa ngáy. Đồng thời, việc cắt ngắn móng tay cho trẻ cũng giúp hạn chế tình trạng gãi gây trầy xước, tổn thương vết đốt.
  • Điều trị một số triệu chứng khác: Chất tiết từ côn trùng có thể khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, dẫn đến việc cào gãi vết đốt, gây trầy xước và sưng tấy. Để giảm sưng đau, bố mẹ có thể dùng túi chườm đá hoặc khăn lạnh đắp lên vết thương. Ngoài ra, theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể cho trẻ uống thuốc kháng Histamin để giảm sưng nhanh chóng.
  • Khi vết đốt bị viêm nhiễm và mưng mủ, ba mẹ không nên tự ý bôi thuốc. Hãy đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị thích hợp. Lúc này, vết thương cần được băng bó bằng miếng gạc sạch để tránh nhiễm trùng. Tuyệt đối không để trẻ tự chọc vỡ nốt mụn mủ, vì điều này có thể làm vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo. Lưu ý, không sử dụng thuốc trị sẹo cho trẻ em khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

4. Cách ngăn ngừa để trẻ không bị côn trùng cắn

Để bảo vệ trẻ khỏi bị côn trùng đốt, ba mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc chống côn trùng: Chọn sản phẩm phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ, đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng thành phần trước khi sử dụng.
  • Mặc quần áo màu nhạt và che kín cơ thể: Khi cho trẻ ra ngoài trời, nên cho trẻ mặc quần áo sáng màu và kín đáo để tránh thu hút côn trùng. Tránh cho trẻ mặc quần áo sặc sỡ, đặc biệt là có hoa văn bông hoa.
  • Tránh để trẻ đi chân trần ngoài trời, mẹ nên cho con mang giày kín mũi.
  • Hạn chế sử dụng sản phẩm có mùi thơm: Không nên dùng xà phòng hoặc sữa tắm quá thơm, vì mùi này có thể thu hút một số loài ong và bọ.
  • Tránh các khu vực có nhiều côn trùng: Không cho trẻ đến gần những nơi có nhiều côn trùng hoặc muỗi như khu vực ẩm ướt hay cây cối rậm rạp.
  • Kiểm tra thú cưng: Đảm bảo rằng thú cưng trong gia đình không mang ve chó hoặc bọ chét có thể gây hại cho trẻ.
  • Sử dụng màn chống muỗi: Nếu có côn trùng trong nhà, bạn có thể cân nhắc sử dụng màn chống muỗi cho giường hoặc nôi của trẻ.
  • Dùng màn bảo vệ khi cho trẻ ra ngoài: Khi ra ngoài, mẹ nên dùng màn bảo vệ trên ghế ngồi, cũi, balo hoặc xe đẩy để bảo vệ trẻ khỏi côn trùng, đặc biệt trong mùa hè.
  • Loại bỏ tổ côn trùng: Kiểm tra xung quanh nhà và loại bỏ tổ côn trùng, đặc biệt là tổ ong hoặc kiến.
  • Đổ sạch nước đọng: Để ngăn côn trùng sinh sôi, hãy đổ sạch nước trong các vật chứa như chậu hoa, máng xối và thùng chứa nước. Cũng cần thay nước thường xuyên trong các đồ ăn cho thú cưng.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ

  • Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), ba mẹ có thể bắt đầu sử dụng thuốc để chống côn trùng đốt cho trẻ từ 2 tháng tuổi nếu sản phẩm chứa các thành phần như: DEET, picaridin, 2-undecanone hoặc IR3535.
  • Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, các sản phẩm có chứa dầu bạch đàn chanh (OLE hoặc para-menthane-diol, PMD) cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo không nên chọn các sản phẩm có nồng độ DEET vượt quá 30% cho trẻ em.
  • Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể sử dụng một số chất chống côn trùng tự nhiên, chẳng hạn như tinh dầu sả. Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, ba mẹ nên đọc kỹ nhãn chai để chắc chắn rằng sản phẩm an toàn cho trẻ sơ sinh. Các sản phẩm tự nhiên thường không tồn tại lâu như các loại hóa học, vì vậy có thể cần bôi lại cho trẻ thường xuyên.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc chống côn trùng, cha mẹ cũng nên bổ sung đủ lượng kẽm nguyên tố cho trẻ nhỏ mỗi ngày. Kẽm có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học trong cơ thể, đặc biệt là trong quá trình tổng hợp axit nucleic, protein, và phát triển hệ miễn dịch. Thiếu kẽm có thể gây ra các vấn đề như rối loạn thần kinh, cáu gắt, hoặc kém phát triển về chiều cao và cân nặng.
  • Ngoài kẽm, ba mẹ cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom và các vitamin nhóm B để giúp trẻ ăn ngon, có hệ miễn dịch khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng, từ đó giảm thiểu ốm vặt.

> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Hy vọng bài viết trên của Maru Care đã đem đến những thông tin hữu ích về cách xử lý khi trẻ bị côn trùng đốt và những biện pháp đơn giản mà ba mẹ có thể áp dụng tại nhà. Hãy luôn theo dõi và chăm sóc trẻ để giúp bé khỏe mạnh và an toàn hơn trong môi trường xung quanh, ba mẹ nhé!

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng