Quấn tã cho trẻ sơ sinh là một khâu quan trọng trong việc chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu của nhiều ba mẹ. Tuy nhiên, liệu việc quấn tã cho bé khi ngủ có thực sự cần thiết hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Maru Care để có câu trả lời chi tiết cho thắc mắc trên nhé!
1. Nhộng chũn có tác dụng gì?
- Giảm quấy khóc ở trẻ:
Trẻ sơ sinh thường quen với sự ấm áp và chật chội khi còn trong bụng mẹ. Quấn tã giúp bé cảm giác an toàn và dễ chịu hơn khi chuyển từ môi trường bụng mẹ sang thế giới bên ngoài. Nghiên cứu cho thấy việc quấn tã có thể giảm đến 42% nguy cơ quấy khóc của trẻ dưới 8 tuần tuổi.
- Giảm giật mình:
Trẻ giật mình và quấy khóc khi gặp tiếng động lớn hoặc chuyển động mạnh. Việc quấn tã sẽ giúp hạn chế sự di chuyển của bé, từ đó giảm nguy cơ giật mình và giúp bé ngủ sâu hơn.
- Giữ ấm cho trẻ:
+ Sau khi ra đời, trẻ sơ sinh có thể cảm thấy lạnh do sự thay đổi nhiệt độ môi trường. Việc quấn tã khi ngủ sẽ giúp giữ ấm cơ thể cho bé, tránh tình trạng bé bị sốc nhiệt và giữ thân nhiệt ổn định.
+ Tạo giấc ngủ ngon cho trẻ bằng cách quấn tã cho trẻ sơ sinh:
+ Giấc ngủ sâu và ngon là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Quấn tã giúp trẻ cảm thấy an toàn, giống như đang ở trong bụng mẹ, từ đó giúp bé ngủ ngon hơn và phát triển tốt về cả thể chất lẫn tinh thần.
- Giảm nguy hiểm cho trẻ:
Việc quấn tã khi bé ngủ không chỉ giúp bé duy trì tư thế nằm ngửa mà còn làm giảm nguy cơ đột tử do bé bị lật sấp. Ngoài ra, quấn tã cũng giúp tránh tình trạng bé tự cào mặt hoặc mắt mình.
2. Có nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ không?
- Câu trả lời là có. Theo bác sĩ chuyên khoa nhi Jeffrey Hull từ Mỹ, việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh có thể giúp bé cảm thấy an toàn và được bảo vệ, giống như khi còn ở trong bụng mẹ. Quá trình này tạo ra cảm giác bình yên, giúp hệ thần kinh của bé được thư giãn, đồng thời giảm thiểu sự xáo trộn từ tiếng ồn xung quanh.
- Vì vậy, mẹ nên quấn khăn cho bé khi con ngủ để hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh, đặc biệt là với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé không gặp khó khăn về giấc ngủ, mẹ có thể để bé ngủ mà không cần quấn khăn.
- Tuy nhiên, mẹ chỉ nên quấn khăn cho bé khi bé ngủ. Trong những lúc bé thức, khi bé chơi hoặc bú, mẹ nên để tay chân bé được tự do vận động, tránh quấn khăn quá lâu khiến bé cảm thấy khó chịu và hạn chế sự phát triển tự nhiên của cơ thể.
> Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc lúc ngủ không?
3. Nên quấn chũn đến khi nào? Khi nào ngừng quấn tã cho trẻ sơ sinh?
- Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, mẹ nên ngừng quấn khăn cho bé khi trẻ trên 2 tháng tuổi, bởi ở giai đoạn này, bé đã có thể tự ngủ mà không cần phụ thuộc vào việc quấn kén. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy trẻ trên 3 tháng tuổi nếu được quấn khăn thường xuyên có nguy cơ mắc viêm phổi cao gấp 4 lần so với những trẻ không quấn.
- Việc quấn khăn cần được áp dụng linh hoạt tùy theo phản ứng của bé. Một số trẻ thích cảm giác được quấn chặt khi ngủ, nhưng cũng có bé không cảm thấy thoải mái với cách chăm sóc này. Trong trường hợp trẻ không thích quấn khăn, mẹ có thể thử thay thế bằng túi ngủ hoặc để bé ngủ trên giường cũi. Nếu nhận thấy giấc ngủ của bé ổn định mà không cần quấn khăn, mẹ có thể ngừng sử dụng khi bé tròn 2 tháng tuổi.
4. Có nên quấn khăn chặt cho trẻ sơ sinh khi ngủ không?
Để việc quấn tã cho trẻ sơ sinh phát huy được hết lợi ích, mẹ cần quấn khăn cho bé đúng cách. Khăn quấn không nên quá chặt để tránh làm bé khó chịu hoặc cản trở sự lưu thông máu, cũng không nên quá lỏng khiến khăn dễ bung ra khi bé cử động. Bé vẫn cần đủ không gian để cử động tay chân thoải mái.
5. Tác hại của việc quấn trẻ sơ sinh sai cách
- Nguy cơ viêm phổi: Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi tiếp tục được quấn khăn thường xuyên, nguy cơ mắc viêm phổi sẽ cao gấp 4 lần so với trẻ không quấn.
- Dễ bị cảm lạnh: Quấn khăn quá lâu hoặc liên tục có thể khiến bé bị nóng, đổ nhiều mồ hôi. Khi mồ hôi không được lau khô kịp thời, nó sẽ thấm ngược vào cơ thể bé, làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh.
- Vấn đề về xương khớp: Quấn trẻ quá chặt, đặc biệt ở vùng hông, có thể dẫn đến nguy cơ mắc chứng loạn sản xương hông. Để hạn chế rủi ro này, ba mẹ nên tránh quấn khăn quá chặt và lựa chọn các phương pháp quấn đảm bảo sự thoải mái cho vùng hông của bé.
6. Quấn trẻ sơ sinh đúng cách
Để tránh những tác hại khi quấn tã cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên sử dụng khăn quấn mềm mại, thoáng khí và được làm từ chất liệu cotton co giãn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước quấn trẻ an toàn và hiệu quả:
- Bước 1: Trải khăn trên một mặt phẳng và gập góc trên xuống một khoảng bằng chiều cao của cổ bé.
- Bước 2: Đặt bé nằm ngửa trên khăn, đảm bảo cổ và lưng nằm đúng trên phần nếp gấp đã tạo.
- Bước 3: Duỗi tay phải bé xuôi theo cơ thể với khuỷu tay hơi cong. Kéo góc khăn bên phải phủ lên người bé, sau đó gập góc khăn bên dưới lên trên để cố định.
- Bước 4: Duỗi tay trái bé tương tự tay phải. Kéo góc khăn bên trái phủ lên người và vòng qua phần khăn đã quấn trước đó.
- Bước 5: Gài góc khăn vào các lớp khăn quấn để giữ khăn chắc chắn mà không gây khó chịu cho bé.
7. Làm thế nào để bé quen với việc ngưng quấn khăn?
- Nếu mẹ lo lắng bé khó thích nghi khi không quấn khăn, hãy thử áp dụng các bước ngưng quấn dần dầnBan đầu, để một tay bé ra ngoài khăn quấn.
- Sau vài đêm, cho cả hai tay ra ngoài.
- Tiếp tục thêm vài đêm, ngừng hoàn toàn việc quấn khăn.
- Mẹ cũng có thể thay thế khăn quấn bằng túi ngủ để giúp bé cảm thấy an toàn hơn trong giai đoạn chuyển đổi. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn và cử động nhiều, hãy dừng sử dụng các loại túi này để đảm bảo an toàn và thoải mái.
> Xem thêm: Chăm sóc bé
Việc học cách quấn tã cho trẻ sơ sinh đúng cách không chỉ giúp bé ngủ ngon mà còn hỗ trợ bảo vệ sức khỏe toàn diện. Đừng quên ghé thăm Cẩm nang & Chia sẻ để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích, ba mẹ nhé!