Bà bầu bị phù chân: Nguyên nhân và cách giảm sưng hiệu quả

Bà bầu bị phù chân là một trong những vấn đề phổ biến mà mẹ bầu thường gặp, tương tự như ốm nghén, mệt mỏi hay thay đổi tâm trạng. Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ mang thai trải qua tình trạng phù chân, chủ yếu ở bàn chân và mắt cá chân, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng Maru Care tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nhận biết tình trạng phù chân ở bà bầu

1.1. Phù chân sinh lý bình thường

Trong thai kỳ, phù chân là hiện tượng khá phổ biến và dễ nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Bàn chân trở nên sưng to, có cảm giác nặng nề, hoặc đôi dép vốn vừa vặn nay bỗng chật hơn.
  • Khi dùng tay ấn vào phía trước xương cẳng chân (vùng xương cứng), bạn sẽ thấy xuất hiện vết lõm.

1.2. Phù chân bất thường và nguy hiểm

Tuy nhiên, nếu phù chân đi kèm các biểu hiện dưới đây, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý:

  • Liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng:

+ Phù không chỉ ở chân mà còn lan sang tay, mặt, xuất hiện sớm mà không cần đến giai đoạn bụng lớn.

+ Mí mắt nặng, vùng quanh mắt sưng mọng.

+ Ngón tay sưng phù rõ rệt, ấn vào trán cũng để lại vết lõm.

  • Các biểu hiện bất thường khác khi bà bầu bị phù chân:

+ Tăng cân đột ngột hơn 1kg/tuần.

+ Lượng nước tiểu giảm đáng kể, thường liên quan đến bệnh thận.

  • Dấu hiệu của tiền sản giật hoặc bệnh thận nghiêm trọng

+ Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, với các triệu chứng như: huyết áp cao, phù và nước tiểu có đạm.

+ Hội chứng thận hư và các bệnh thận khác có thể gây ra tình trạng phù nặng và dai dẳng.

2. Nguyên nhân gây tình trạng phù chân khi mang thai

2.1. Tăng lượng máu và chất lỏng trong cơ thể

Khi mang thai, cơ thể mẹ phải sản sinh lượng máu và chất lỏng tăng đến 50% so với bình thường để đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng thai nhi. Sự tích tụ chất lỏng này là yếu tố chính gây ra hiện tượng phù nề, đặc biệt ở vùng chân.

2.2. Áp lực từ thai nhi lên tĩnh mạch chủ dưới khiến bà bầu bị phù chân

Trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn, tử cung giãn nở nhanh và dịch ối tăng lên đáng kể. Tử cung lớn gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, làm giảm khả năng đưa máu từ chi dưới về tim. Máu bị dồn ở chân là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phù nề. Tình trạng này thường không nguy hiểm và sẽ tự cải thiện sau khi sinh.

2.3. Thay đổi hormone trong thai kỳ

Các hormone sinh dục đóng vai trò nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời gây tác động đến thành mạch máu, làm chúng mềm hơn. Điều này khiến máu khó lưu thông từ chân về tim, dẫn đến phù nề.

2.4. Các yếu tố khác

  • Ngoài các nguyên nhân trên, phù chân khi mang thai còn có thể bắt nguồn từ:

+ Thói quen đi giày cao gót hoặc đứng quá lâu.

+ Lao động nặng nhọc.

+ Thiếu hụt Kali, thừa Natri trong chế độ ăn.

+ Thời tiết nóng bức.

+ Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu.

  • Nhiều người cho rằng bà bầu bị phù chân là dấu hiệu báo hiệu sắp chuyển dạ. Điều này có thể đúng trong một số trường hợp, nhất là khi phù xuất hiện ở những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý thêm các dấu hiệu chuyển dạ khác như:

+ Phù nề cả tay và chân ở mức độ nặng.

+ Vỡ ối hoặc ra máu báo.

+ Tiêu chảy thường xuyên.

+ Xuất hiện cơn gò bụng dưới, cảm giác xương chậu mở rộng.

+ Bụng tụt xuống thấp rõ rệt.

  • Nếu gặp các dấu hiệu trên, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được theo dõi và chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

>> Xem thêm: 8 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để con chào đời khỏe mạnh

3. Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh

  • Theo quan niệm dân gian, hiện tượng xuống máu chân, thường xuất hiện vào những tuần cuối thai kỳ, được xem là dấu hiệu báo hiệu mẹ sắp lâm bồn. Thông thường, khi thấy tình trạng này ở tuần 37-39, mẹ bầu có thể sinh trong vòng 1-2 tuần tiếp theo.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc xác định thời gian sinh dựa trên dấu hiệu xuống máu chân vẫn chỉ là kinh nghiệm dân gian và chưa được khoa học chứng minh. Vì vậy, mẹ bầu không nên hoàn toàn dựa vào điều này. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và được tư vấn kịp thời.

>> Xem thêm: Bật mí thực đơn cho bà bầu đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ

4. Cách giảm tình trạng bà bầu bị phù chân khi mang thai

4.1. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri

Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống sẽ giúp hạn chế tình trạng tích nước, từ đó giảm sưng phù chân. Tránh thực phẩm đóng hộp chứa nhiều natri và thay thế bằng các loại thảo mộc tự nhiên như hương thảo, húng tây để tạo hương vị cho món ăn.

4.2. Tăng lượng kali

Bổ sung thực phẩm giàu kali để cân bằng dịch trong cơ thể như:

  • Khoai tây, khoai lang (cả vỏ).
  • Chuối, cải bó xôi, đậu, nước ép trái cây (mận, cam, lựu).
  • Sữa chua, cá hồi.

4.3. Hạn chế tiêu thụ caffeine

Caffeine trong cà phê hoặc trà có thể làm cơ thể mất nước, gây giữ nước bù trừ và tăng sưng phù. Thay thế cà phê bằng sữa tươi hoặc trà thảo mộc sẽ tốt hơn cho mẹ bầu.

4.4. Uống nhiều nước

Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày giúp thanh thải độc tố và giảm tích nước, , hạn chế được tình trạng bà bầu bị phù chân.

4.5. Nằm nghiêng khi ngủ và kê cao chân

Nằm nghiêng sang trái sẽ giảm áp lực tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới, cải thiện tuần hoàn máu. Dùng gối kê cao chân hoặc thực hiện động tác gác chân lên tường để giảm sưng phù.

4.6. Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát

Mặc đồ chật bó sát làm cản trở lưu thông máu. Hãy ưu tiên quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh chun thắt lưng hoặc cổ chân quá chặt.

4.7. Chọn giày dép phù hợp

Dùng giày bệt, tránh cao gót để giảm áp lực lên chân, hỗ trợ giảm phù nề và tránh đau lưng, đau hông.

4.8. Đi bộ nhẹ nhàng

Đi bộ từ 5–10 phút mỗi ngày giúp lưu thông máu, giảm sưng phù chân. Mẹ bầu nên tránh đứng hoặc ngồi lâu trong một chỗ để máu lưu thông đều.

4.9. Massage chân

Massage nhẹ nhàng với tinh dầu bạc hà hoặc oải hương giúp giảm sưng phù hiệu quả. Có thể thực hiện tại nhà hoặc đến spa dành riêng cho bà bầu.

>> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Trên đây là những biện pháp đơn giản giúp giảm tình trạng bà bầu bị phù chân trong thai kỳ. Nếu mẹ đã thử áp dụng mà vẫn không cải thiện, mẹ đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng