Giữ dáng khi mang thai luôn là nỗi trăn trở của nhiều mẹ bầu – làm sao để nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh mà vẫn đảm bảo con yêu phát triển khỏe mạnh? Hãy cùng Maru Care khám phá những bí quyết giúp mẹ bầu duy trì vóc dáng gọn gàng trong suốt thai kỳ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tầm quan trọng của việc giữ dáng khi mang thai
- Mỗi mẹ bầu sẽ có sự thay đổi cân nặng khác nhau trong thai kỳ, tùy thuộc vào thể trạng và chế độ dinh dưỡng. Một số mẹ bị ốm nghén, ăn uống kém dẫn đến sụt cân hoặc cơ thể gầy yếu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngược lại, có những mẹ lại thèm ăn, hấp thụ tốt nhưng ít vận động, khiến cân nặng tăng nhanh.
- Thông thường, phụ nữ mang thai có thể tăng từ 5 – 30kg so với thời điểm trước khi mang thai. Đây cũng là lý do vì sao sau sinh, có mẹ dễ dàng lấy lại vóc dáng, trong khi nhiều mẹ lại chật vật với mỡ bụng và cân nặng dư thừa.
- Việc kiểm soát cân nặng hợp lý trong thai kỳ không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh mà còn hạn chế tình trạng tăng cân quá mức, giảm nguy cơ mắc các bệnh như: tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật hay các vấn đề về cột sống. Đồng thời, duy trì vóc dáng ổn định cũng giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, di chuyển dễ dàng hơn và ít bị đau mỏi.
- Đặc biệt, nếu biết cách giữ dáng khi mang thai, quá trình giảm cân sau sinh cũng sẽ nhẹ nhàng hơn. Đây chính là lý do nhiều mẹ quan tâm đến việc duy trì vóc dáng ngay từ khi mang thai, dù điều này không hề đơn giản.
2. Mẹ bầu nên giữ cân nặng bao nhiêu là hợp lý?
- Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu có vóc dáng cân đối mà còn phòng tránh nhiều vấn đề sức khỏe.
- Mỗi mẹ bầu sẽ có mức tăng cân khác nhau, tùy vào giai đoạn thai kỳ và thể trạng trước khi mang thai. Để đánh giá mức cân nặng phù hợp, các chuyên gia thường dựa vào chỉ số BMI.
- Mẹ bầu có BMI từ 18,5 – 24,9 (mức bình thường) nên tăng khoảng 10 – 12kg trong suốt thai kỳ.
+ 3 tháng đầu: tăng khoảng 1kg
+ 3 tháng giữa: tăng từ 4 – 5kg
+ 3 tháng cuối: tăng từ 5 – 6kg
- Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng cần được điều chỉnh để kiểm soát lượng calo nạp vào mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần bổ sung từ 50 – 450 calo/ngày so với trước khi mang thai để đảm bảo đủ năng lượng, cụ thể như sau:
+ 3 tháng đầu: thêm 50 calo/ngày
+ 3 tháng giữa: thêm 250 calo/ngày
+ 3 tháng cuối: thêm 450 calo/ngày
+ Giai đoạn cho con bú: thêm 500 calo/ngày
> Xem thêm:Bật mí thực đơn cho bà bầu đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
3.Top 6 bí kíp giữ dáng khi mang thai
Mang thai là hành trình tuyệt vời, nhưng cũng là thời điểm mẹ bầu dễ tăng cân không kiểm soát. Để giữ vóc dáng cân đối mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ hãy áp dụng ngay những bí quyết dưới đây!
3.1. Uống đủ nước
- Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Khi mang thai, mẹ bầu cần uống đủ nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn và giảm cảm giác thèm ăn.
- Mẹ hãy luôn mang theo một chai nước bên mình để nhắc nhở bản thân uống đủ nước mỗi ngày.
3.2. Giữ dáng khi mang thai: Tránh tâm lý “ăn cho hai người”
Việc thèm ăn trong thai kỳ là bình thường, nhưng không có nghĩa là mẹ phải ăn gấp đôi. Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ chỉ cần bổ sung khoảng 300 calo/ngày so với trước khi mang thai là đủ để nuôi dưỡng em bé phát triển khỏe mạnh.
3.3. Ăn nhiều hơn vào buổi sáng và trưa
Việc ăn uống mất kiểm soát vào ban đêm có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng, tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Để tránh điều này, mẹ nên tập trung vào bữa sáng và bữa trưa, đảm bảo đủ dưỡng chất, còn bữa tối chỉ nên ăn nhẹ nhàng.
> Xem thêm: Khám phá cách lấy lại vóc dáng sau sinh an toàn cho các mẹ bỉm
3.4. Tập thể dục nhẹ nhàng
- Dù mang thai có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi nhưng việc vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga bầu không chỉ giúp duy trì cân nặng mà còn hỗ trợ lưu thông máu, cải thiện tâm trạng.
- Chọn các bài tập phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
3.5. Hạn chế đồ ngọt
- Nhiều mẹ bầu bị “nghiện” trà sữa, bánh ngọt, nước có đường trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng và nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
- Để giữ dáng khi mang thai, nếu thèm ngọt, mẹ hãy thay thế bằng trái cây tươi hoặc các loại hạt dinh dưỡng.
3.6. Không bỏ bữa, chia nhỏ bữa ăn
- Bỏ bữa không phải là cách kiểm soát cân nặng, ngược lại còn khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5 – 6 bữa/ngày để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tránh tình trạng ăn quá no một lúc.
- Mẹ nên tăng cường rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa, giúp mẹ no lâu mà không lo tăng cân quá mức.
- Bên cạnh đó, mẹ lưu ý ăn chậm, nhai kỹ để cơ thể dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng ăn uống không kiểm soát.
- Định kỳ khám thai để kiểm tra sức khỏe và nhận tư vấn từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm thai kỳ để kiểm soát cân nặng và phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn.
> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ
Hi vọng với những bí quyết trên, mẹ bầu sẽ không còn lo lắng về việc tăng cân quá mức hay vóc dáng sau sinh nữa. Giữ dáng khi mang thai không khó, quan trọng là mẹ áp dụng đúng phương pháp để vừa khỏe đẹp, vừa giúp bé yêu phát triển toàn diện.