5+ nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ khó có thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ khó có thai. Từ yếu tố tuổi tác, vấn đề sức khỏe cho đến thói quen sinh hoạt, mỗi yếu tố đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.

1. Bệnh lý

Khó có thai là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó. Do vậy, việc thăm khám tổng quát, kiểm tra các bệnh lý phụ khoa hoặc những rối loạn tại các cơ quan liên quan đến sinh sản là điều cần thiết để nâng cao cơ hội mang thai. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ:

1.1. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

  • Khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc hội chứng buồng trứng đa nang – một rối loạn nội tiết gây mất cân bằng hormone. Thay vì sản xuất hormone cần thiết cho sự phát triển của nang trứng, cơ thể lại tạo ra quá nhiều androgen, khiến quá trình rụng trứng bị gián đoạn và ảnh hưởng đến chất lượng trứng.
  • Ngoài ra, hội chứng này còn đi kèm với các dấu hiệu như: kinh nguyệt không đều, tăng cân, tiểu đường và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

> Xem thêm: Hội chứng buồng trứng đa nang và cách điều trị để tăng khả năng thụ thai

1.2. Rối loạn tự miễn

Khi hệ miễn dịch hoạt động không đúng cách, cơ thể có thể “tấn công nhầm” chính mình – điển hình như trong các bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ. Những rối loạn này có thể gây viêm, phá hủy phôi thai ngay từ khi mới hình thành, khiến bạn khó có thai.

1.3. U xơ tử cung và polyp nội mạc tử cung

  • U xơ và polyp là các khối u lành tính trong tử cung, nhưng lại có thể gây ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi thai. Phụ nữ mắc các bệnh lý này thường gặp tình trạng rong kinh, đau bụng kinh dữ dội.
  • Nếu các khối u phát triển ở vị trí bất lợi, chúng có thể ngăn cản trứng làm tổ hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai lưu.

1.4. Lạc nội mạc tử cung

  • Tình trạng này xảy ra khi mô tuyến của niêm mạc tử cung phát triển ở những vị trí bất thường như: buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc thậm chí trong cơ tử cung. Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Trong các trường hợp nặng, mô lạc chỗ có thể làm cản trở hoạt động của buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, khiến trứng không thể gặp tinh trùng, gây ra tình trạng khó thụ thai.

1.5. Rối loạn nội tiết

  • Hormone đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa hoạt động sinh sản. Khi cơ thể không sản xuất đủ hormone cần thiết cho sự rụng trứng, làm tổ hoặc phát triển phôi thai, khả năng mang thai sẽ bị suy giảm, khiến chị em khó có thai.
  • Các rối loạn nội tiết phổ biến liên quan đến sinh sản bao gồm: bệnh tuyến giáp, rối loạn tuyến thượng thận và đái tháo đường.

1.6. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiều bệnh lý lây qua đường tình dục có thể để lại tổn thương cho cơ quan sinh sản như: tử cung hay ống dẫn trứng. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài do các bệnh lý này cũng có thể cản trở phôi bám vào niêm mạc tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai sớm ngay cả khi việc thụ tinh đã diễn ra.

1.7. Ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

  • Ung thư, đặc biệt là các loại ung thư liên quan đến hệ sinh sản hoặc vùng chậu, có thể làm gián đoạn nhiều chức năng sống trong cơ thể. Không chỉ vậy, quá trình điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: suy giảm chất lượng trứng, mất kinh, sảy thai liên tục hoặc thậm chí là vô sinh hoàn toàn.
  • Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai trong quá trình điều trị hoặc ngay sau đó, nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng cao hơn đáng kể.

2. Tuổi tác

  • Theo thời gian, chất lượng và số lượng trứng trong buồng trứng suy giảm tự nhiên. Đặc biệt sau tuổi 35, khả năng có thai bắt đầu giảm mạnh, đồng thời nguy cơ gặp phải các biến chứng khi mang thai cũng tăng cao.
  • Không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng, tuổi tác còn khiến dự trữ buồng trứng cạn kiệt nhanh hơn, khó có thai hơn. Vì lý do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên lên kế hoạch sinh con trước 35 tuổi nếu có điều kiện.
  • Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh (thường trong độ tuổi từ 40 đến 50), hoạt động rụng trứng gần như không còn xảy ra, khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thực tế, ngay cả trước giai đoạn này, nhiều phụ nữ cũng bắt đầu gặp rối loạn kinh nguyệt, giảm số lượng trứng.
  • Tuy không có một mốc tuổi cụ thể nào để khẳng định khả năng sinh sản giảm hoàn toàn, nhưng phần lớn bác sĩ sản phụ khoa đồng ý rằng sau tuổi 35, tỷ lệ mang thai tự nhiên giảm rõ rệt.

> Xem thêm: Những điều phụ nữ cần biết khi mang thai sau 40 tuổi

3. Lối sống không lành mạnh

Một lối sống thiếu khoa học có thể âm thầm cản trở khả năng mang thai, khiến bạn khó có thai hơn.

3.1. Tác động từ chất kích thích: thuốc lá, rượu, bia

  • Rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác không chỉ làm suy giảm khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai nhi. Thuốc lá có thể gây tổn thương DNA, làm rối loạn hormone và ảnh hưởng đến cả phụ nữ lẫn nam giới. Ngay cả việc hút thuốc thụ động cũng có thể dẫn đến rối loạn nội tiết và khó thụ thai.
  • Với rượu, dù chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy lượng nhỏ rượu ảnh hưởng đến khả năng mang thai, nhưng nhiều nghiên cứu tại Thụy Điển theo dõi hơn 7.000 phụ nữ trong 18 năm, đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc uống rượu thường xuyên và rối loạn rụng trứng. Vì thế, nếu đang cố gắng thụ thai, tốt nhất nên hạn chế rượu hoàn toàn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

3.2. Tập thể dục quá mức

Vận động hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh và cải thiện tâm trạng, có lợi nếu bạn đang chuẩn bị mang thai. Tuy nhiên, tập luyện quá mức, đặc biệt là với cường độ cao trên 5 giờ mỗi tuần lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ rụng trứng, khiến cho bạn khó có thai. Nếu bạn nhận thấy kỳ kinh thay đổi ngắn hơn với lượng máu ít, hãy thăm khám sớm để được tư vấn.

3.3. Thói quen vệ sinh sai cách

Vệ sinh vùng kín là cần thiết, nhưng lạm dụng việc thụt rửa âm đạo lại có thể phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của môi trường âm đạo. Các sản phẩm thụt rửa không chỉ làm thay đổi độ pH mà còn có thể giết chết tinh trùng, khiến việc thụ thai khó khăn hơn. Ngoài ra, việc thụt rửa mạnh còn có thể gây viêm nhiễm hoặc tổn thương niêm mạc.

3.4. Quan hệ tình dục không hợp lý

  • Cả việc “yêu” quá nhiều hay quá ít đều có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Một số cặp đôi kiêng cữ trong thời gian dài với mong muốn “tích trữ” tinh trùng hoặc chỉ quan hệ đúng thời điểm rụng trứng, đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bỏ lỡ cơ hội thực sự.
  • Ngược lại, nếu quan hệ quá dày đặc, nhiều lần mỗi ngày, cơ thể có thể mệt mỏi và mất hứng thú vào đúng giai đoạn dễ thụ thai nhất. Cách tốt nhất là duy trì tần suất quan hệ đều đặn, đặc biệt trong khoảng thời gian trước khi rụng trứng vài ngày.

4. Không xác định đúng thời điểm rụng trứng

  • Một trong những yếu tố quan trọng nhất để thụ thai thành công là “canh” đúng thời điểm rụng trứng. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi vẫn đang gặp khó khăn trong việc xác định giai đoạn này, dẫn đến quan hệ tình dục không đúng thời điểm vàng để thụ thai, khiến họ khó có thai.
  • Thời điểm rụng trứng là lúc trứng được phóng ra khỏi buồng trứng và sẵn sàng để thụ tinh. Vì tinh trùng có thể sống từ 3–5 ngày trong cơ thể người phụ nữ, nên nếu quan hệ trong khoảng 1–2 ngày trước rụng trứng hoặc đúng ngày rụng trứng, khả năng thụ thai sẽ cao nhất.
  • Chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày, ngày rụng trứng thường rơi vào khoảng ngày thứ 14. Tuy nhiên, thực tế, mỗi phụ nữ có thể có chu kỳ dài hoặc ngắn khác nhau. Do đó, không thể áp dụng một công thức cố định cho tất cả mọi người.
  • Để nâng cao khả năng thụ thai, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

+ Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Hãy ghi lại ngày bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt trong ít nhất 3–6 tháng. Rụng trứng thường xảy ra khoảng 14 ngày trước kỳ kinh tiếp theo. Từ đó, bạn có thể ước tính được thời điểm dễ thụ thai nhất.

+ Sử dụng que thử rụng trứng: Đây là công cụ hữu ích giúp phát hiện sự tăng vọt của hormone LH, cho biết trứng sẽ rụng trong vòng 12–36 giờ tới.

+ Quan sát dịch nhầy cổ tử cung: Khi đến gần thời điểm rụng trứng, dịch nhầy âm đạo sẽ trở nên trong suốt, dai và co giãn giống lòng trắng trứng.

5. Áp lực tâm lý

  • Không ít cặp đôi tập trung nhiều vào chế độ dinh dưỡng và sức khỏe thể chất mà quên mất rằng sức khỏe tinh thần cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thụ thai. Những căng thẳng kéo dài, lo lắng về khả năng sinh sản hay áp lực từ người thân có thể âm thầm cản trở quá trình rụng trứng ở nữ giới và làm giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới, từ đó rất khó có thai.
  • Khi căng thẳng, cơ thể sản sinh ra nhiều cortisol – một loại hormone gây ức chế hoạt động của các hormone sinh sản, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và khả năng thụ thai suy giảm. Thậm chí, ở một số phụ nữ, tâm lý bất ổn còn khiến quá trình rụng trứng bị ngưng hoàn toàn.
  • Làm sao để giảm áp lực khi đang cố gắng mang thai?

+ Đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc có con ngay lập tức. Hãy nhớ rằng ngay cả khi cả hai vợ chồng đều khỏe mạnh, việc mang thai có thể mất vài tháng, thậm chí tới một năm là điều bình thường.

+ Tạo không gian thư giãn và kết nối tình cảm. Những chuyến đi chơi, kỳ nghỉ ngắn ngày hay chỉ đơn giản là dành thời gian trò chuyện mỗi ngày có thể giúp tâm lý thoải mái hơn và tăng sự gắn kết giữa hai vợ chồng.

+ Tập luyện nhẹ nhàng và thiền định cũng là cách hữu hiệu để giải tỏa áp lực và giúp cơ thể “mở cửa” đón nhận thai kỳ một cách tự nhiên hơn.

Hiểu rõ những nguyên nhân gây khó có thai ở phụ nữ chính là bước đầu quan trọng trên hành trình chào đón em bé. Việc nhận diện và điều chỉnh những yếu tố này sẽ giúp các cặp vợ chồng chủ động hơn trong việc lên kế hoạch sinh con, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất để thai kỳ sớm mỉm cười với gia đình.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng