Ngày nay, nhiều cặp vợ chồng tập trung phát triển sự nghiệp mà trì hoãn kế hoạch sinh con. Đến khi bước sang tuổi 40, họ mới bắt đầu suy nghĩ về việc có em bé. Nhưng liệu mang thai sau 40 tuổi có thực sự tốt? Phụ nữ 40 tuổi có nên sinh con không? Hãy cùng Maru Care tìm hiểu những lợi ích và rủi ro khi mang thai ở độ tuổi này nhé!
1. Sinh con ở tuổi 40 có tốt không?
Mang thai ở tuổi 40 mang đến cả những lợi ích và thách thức riêng. Dưới đây là một số lợi ích mà mẹ bầu có thể nhận được khi sinh con ở độ tuổi này:
- Kinh nghiệm sống phong phú: Ở độ tuổi 40, mẹ đã có sự trưởng thành và chín chắn hơn về tâm lý, có nền tảng kiến thức vững vàng trong việc nuôi dạy con.
- Khả năng tài chính ổn định: Độ tuổi này, phần lớn các bậc cha mẹ đã có nền tảng kinh tế vững chắc hơn, từ đó, có thể giảm bớt áp lực tài chính khi chăm sóc và nuôi dạy con cái.
- Lối sống lành mạnh hơn: Theo nghiên cứu từ Tạp chí Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ, mẹ bầu mang thai sau 40 tuổi có xu hướng ưu tiên chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn cho con, chẳng hạn như lựa chọn trái cây thay vì đồ ngọt.
- Đồng thời, họ cũng có tỷ lệ cao hơn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Khả năng mang thai đôi cao hơn: Đặc biệt, phụ nữ trên 40 tuổi có khả năng mang song thai cao hơn do sự thay đổi hormone. Khi càng gần đến giai đoạn mãn kinh, hệ nội tiết hoạt động mạnh hơn, đôi khi làm rụng hai trứng trong một chu kỳ. Nếu kết hợp với thuốc hỗ trợ sinh sản, tỷ lệ mang thai đôi càng tăng.
2. Phụ nữ 42 tuổi có nên sinh con không?
Nhiều người băn khoăn liệu việc mang thai sau độ tuổi 40 có phải là lựa chọn phù hợp hay không? Trên thực tế, dù giai đoạn lý tưởng để sinh con thường rơi vào cuối độ tuổi 20 đến đầu 30, nhưng điều đó không có nghĩa là phụ nữ ngoài 40 không thể mang thai. Ở độ tuổi này, mẹ bầu sẽ có những lợi thế nhất định trong việc mang thai.
> Xem thêm:Thiếu máu khi mang thai: Nguyên nhân và cách bổ sung sắt
3. Mang thai sau 40 tuổi gặp bất lợi gì?
Bên cạnh những lợi ích, mang thai ở độ tuổi 40 cũng tiềm ẩn nhiều bất lợi mà mẹ bầu cần lưu ý:
- Khó thụ thai hơn: Càng lớn tuổi, khả năng thụ thai tự nhiên càng giảm do số lượng và chất lượng trứng suy giảm. Do đó, việc mang thai trở nên khó khăn hơn, tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi gặp phải các vấn đề sức khỏe.
- Nguy cơ biến chứng thai kỳ cao: Phụ nữ mang thai ở tuổi 40 dễ gặp các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp hay các vấn đề liên quan đến nhau thai. Ngoài ra, nguy cơ biến chứng sau sinh cũng cao hơn so với phụ nữ trẻ.
- Nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân: Tỷ lệ sinh non, thai nhi nhẹ cân hoặc thậm chí thai lưu cao hơn ở phụ nữ mang thai sau 40 tuổi. Bên cạnh đó, trẻ sinh ra cũng có nguy cơ mắc một số bệnh lý bẩm sinh như đái tháo đường loại 1 hoặc huyết áp cao.
- Áp lực tài chính lâu dài: Dù tài chính ở tuổi 40 có thể ổn định hơn, nhưng việc nuôi dạy con đến khi trưởng thành vẫn là một thách thứ. Đặc biệt là khi cha mẹ bước vào giai đoạn nghỉ hưu.
4. Chuẩn bị mang thai ở tuổi 40
Mang thai ở tuổi 40 đi kèm với nhiều rủi ro, cả trong thai kỳ lẫn khi chuyển dạ. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, mẹ bầu nên chuẩn bị kỹ lưỡng bằng những biện pháp sau:
- Sàng lọc trước sinh: Do nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh tăng cao, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc như siêu âm, xét nghiệm máu, sinh thiết gai nhau, chọc ối và đặc biệt là xét nghiệm
- NIPT. Đây là phương pháp có độ chính xác lên đến 99%, có thể phát hiện sớm các bất thường ngay từ tuần thai thứ 9.
- Khám thai định kỳ: Việc theo dõi thai kỳ thường xuyên giúp phát hiện sớm các bất thường và có hướng xử lý kịp thời. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Thay đổi lối sống: Một lối sống lành mạnh là điều kiện tiên quyết giúp mẹ bầu mang thai sau 40 tuổi duy trì sức khỏe ổn định trong thai kỳ:
+ Tập luyện nhẹ nhàng với yoga, bơi lội hoặc đi bộ.
+ Tránh xa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
+ Ngủ đủ giấc, giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng.
+ Kiểm soát cân nặng hợp lý để giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp thai nhi phát triển tốt. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, đừng quên uống thêm viên sắt, canxi, acid folic để đảm bảo thai nhi nhận đủ dưỡng chất thiết yếu.
- Lựa chọn phương pháp sinh phù hợp: Việc sinh con ở tuổi 40 có nhiều thách thức hơn, đặc biệt nếu mẹ từng sinh mổ trước đó. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để quyết định sinh thường hay sinh mổ. Nhiều trường hợp được khuyến cáo sinh mổ nhằm giảm nguy cơ tai biến sản khoa như băng huyết, suy thai hoặc thuyên tắc ối, giúp bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé.
> Xem thêm:Nên sinh thường hay sinh mổ? Cách lựa chọn phương pháp sinh phù hợp
5. Phụ nữ 40 tuổi mang thai cần bổ sung gì?
Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu mang thai sau 40 tuổi cần chú trọng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng, tránh ăn quá nhiều nhưng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé.
- Dinh dưỡng cần thiết
- Rau củ, trái cây: Cung cấp vitamin, chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa.
- Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt chia…): Bổ sung năng lượng và các axit béo tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi
- Chất đạm từ thịt nạc, cá, trứng, sữa: Giúp hình thành mô và cơ quan của bé.
- Hạn chế: Đồ ăn quá ngọt, thực phẩm sống, đông lạnh, đồ mặn, chiên xào và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
- Vi chất quan trọng:
+ Sắt: Giúp phòng ngừa thiếu máu, thường có trong thịt đỏ, gan, rau xanh hoặc viên uống bổ sung.
+ Canxi: Quan trọng cho hệ xương và răng của thai nhi, có trong sữa, hải sản và các loại hạt.
+ Axit folic: Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, có trong các loại rau lá xanh, đậu lăng hoặc thực phẩm chức năng.
+ Vitamin tổng hợp: Cần thiết để đảm bảo đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin D, B12.
- Kiểm soát cân nặng & vận động hợp lý: Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga bầu để giữ sức khỏe ổn định. Ngoài ra, khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ nhận được tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ để có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn thai kỳ.
> Xem thêm:Cẩm Nang & Chia Sẻ
Tóm lại, mang thai sau 40 tuổi đi kèm với nhiều rủi ro, nhưng nếu mẹ bầu có chế độ chăm sóc hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và theo dõi sức khỏe thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ thì hoàn toàn có thể trải qua một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.