Trẻ sơ sinh chưa thể chưa thể tự xoay trở, điều chỉnh tư thế ngủ sao cho thoải mái và an toàn. Do đó, rất nhiều ba mẹ lo lắng rằng liệu để trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con hay không? Có nên điều chỉnh lại tư thế cho con không? Ba mẹ hãy cùng Maru Care tìm hiểu chi tiết câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tư thế nằm tốt cho trẻ quan trọng như thế nào?
- Giấc ngủ có vai trò quan trọng, không kém gì chế độ dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là thời điểm cơ thể và não bộ phát triển mạnh mẽ. Trong ba năm đầu đời, khoảng 80% tế bào não được hình thành, và khi ngủ, lượng hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều gấp bốn lần so với lúc bé thức.
- Trung bình, trẻ sơ sinh ngủ từ 16-18 tiếng mỗi ngày, xen kẽ giữa ngày và đêm, chỉ thức dậy trong khoảng thời gian ngắn để bú mẹ và tương tác với môi trường xung quanh. Vì vậy, tư thế ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và sự phát triển của bé:
+ Tư thế ngủ phù hợp giúp bé có giấc ngủ sâu, thoải mái, từ đó hỗ trợ quá trình phát triển thể chất và tinh thần.
+ Tư thế ngủ không đúng có thể khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, dễ tỉnh giấc, dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
> Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc lúc ngủ không?
2. Trẻ sơ sinh ngủ nghiêng có ảnh hưởng gì không?
Theo khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), tư thế trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng không phải là một tư thế ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh và gần như không mang lại lợi ích rõ rệt nào. Dưới đây là những ảnh hưởng của tư thế này đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ:
2.1. Lầm tưởng: Nằm nghiêng giúp hạn chế nôn trớ
Nhiều ba mẹ cho rằng tư thế nằm nghiêng giúp trẻ tránh bị sặc khi nôn trớ. Tuy nhiên, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), chỉ có tư thế nằm ngửa mới có tác dụng giảm nguy cơ này. Các nghiên cứu cho thấy nằm nghiêng không giúp ngăn ngừa nôn trớ và không an toàn bằng nằm ngửa.
2.2. Lầm tưởng: Nằm nghiêng giúp giảm áp lực lên tim
Một số ý kiến cho rằng nằm nghiêng giúp giảm áp lực lên tim hoặc hỗ trợ trẻ dễ thở hơn khi bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào xác nhận những lợi ích này đối với trẻ sơ sinh.
2.3. Nguy cơ mắc hội chứng đầu bẹt
- Trong những tháng đầu đời, hộp sọ của trẻ sơ sinh còn rất mềm, nếu một vị trí trên đầu chịu áp lực liên tục, trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng có nguy cơ mắc hội chứng đầu bẹt, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ có thể bị ảnh hưởng.
- Ba mẹ vẫn có thể để trẻ được cho nằm nghiêng vào ban ngày. Tuy nhiên, cần thường xuyên đổi tư thế ngủ khoảng 2 giờ/lần, không để trẻ duy trì tư thế ngủ nghiêng quá lâu để tránh các rủi ro.
2.4. Nguy cơ tật vẹo cổ
Khi trẻ duy trì tư thế nằm nghiêng về một bên trong thời gian dài, các cơ cổ có thể bị co rút không cân xứng, dẫn đến tật vẹo cổ. Tình trạng này làm cổ bé nghiêng bất thường về một phía do cơ sternocleidomastoid bị rút ngắn. Vì hệ cơ của trẻ sơ sinh còn rất yếu, tư thế ngủ không phù hợp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
2.5. Nguy cơ nghẹt thở và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
- Nằm nghiêng có thể gây xoắn khí quản, khiến trẻ khó thở. Đồng thời, tư thế này cũng làm tăng nguy cơ sữa trào ngược và tích tụ quanh lỗ khí quản, gây nghẹt thở.
- Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
3. Ưu điểm của việc cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ
Mặc dù tư thế nằm nghiêng không phải là tư thế ngủ an toàn nhất cho trẻ sơ sinh, nhưng nếu áp dụng trong thời gian ngắn và đúng cách, tư thế này vẫn có thể mang lại một số lợi ích nhất định:
- Giảm nguy cơ sặc, trớ sữa: Khi bé bị trào ngược, tư thế nằm nghiêng giúp dịch nôn dễ dàng chảy ra ngoài khoang miệng, hạn chế sữa chảy ngược vào đường hô hấp, giảm nguy cơ nghẹt thở so với tư thế nằm ngửa.
- Giúp bé dễ thở hơn: Với những bé hay ngáy hoặc có đường hô hấp hẹp, thay đổi tư thế sang nằm nghiêng có thể giúp giảm ngáy và cải thiện nhịp thở, giúp bé ngủ sâu hơn.
- Giảm áp lực lên tim và hỗ trợ tiêu hóa: Nhiều ba mẹ cho rằng việc cho trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng giúp bé giảm áp lực lên tim và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy chưa có nghiên cứu khẳng định điều này, nhưng nếu bé cảm thấy thoải mái khi nằm nghiêng trong thời gian ngắn, ba mẹ có thể áp dụng với tần suất hợp lý.
- Tư thế nằm nghiêng chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn và dưới sự giám sát của ba mẹ để đảm bảo an toàn cho bé.
> Xem thêm: Có nên quấn tã cho trẻ sơ sinh khi ngủ không?
4. Trẻ sơ sinh nằm sấp được bao lâu?
Nhiều trẻ sơ sinh có xu hướng thích nằm sấp khi ngủ vì tư thế này mang lại cảm giác ấm áp, an toàn tương tự như khi còn trong bụng mẹ. Khi nằm sấp, bé thường co chân lên bụng, hai tay đặt thoải mái hai bên.
- Lợi ích của tư thế nằm sấp:
+ Giảm nguy cơ trào ngược: Hạn chế tình trạng thức ăn và dịch tiêu hóa trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
+ Kích thích vận động: Tư thế này giúp bé rèn luyện cơ cổ, tay, chân, hỗ trợ phát triển kỹ năng lật, bò sau này.
- Những nguy cơ tiềm ẩn:
+ Dễ gây ngạt thở nếu bé chưa kiểm soát được cử động cổ.
+ Tăng nguy cơ nóng bức, đổ mồ hôi do cơ thể tiếp xúc trực tiếp với mặt đệm.
+ Gây khó khăn trong việc theo dõi bé khi ngủ, làm giảm khả năng phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Vậy trẻ sơ sinh có nên nằm sấp?
+ Tương tự tư thế trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng, ba mẹ không nên để bé nằm sấp khi ngủ, đặc biệt là khi không có sự giám sát từ người lớn.
+ Nếu muốn tập cho bé tummy time (tập nằm sấp khi thức), chỉ nên thực hiện từ 1-2 phút/lần, 3-5 lần/ngày, tăng dần theo độ tuổi và khả năng kiểm soát cử động của bé.
+ Khi bé đã cứng cáp hơn (từ 3 tháng trở lên), có thể tăng thời gian nằm sấp khi chơi nhưng vẫn cần sự giám sát chặt chẽ.
5. Trẻ sơ sinh nằm như thế nào là đúng?
Nhiều ba mẹ thường lo lắng nằm ngửa có thể làm đầu trẻ bị phẳng, nhưng thực tế, tình trạng này thường tự cải thiện khi trẻ biết lật (khoảng 4 – 6 tháng tuổi). Tư thế ngủ tốt nhất và được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh là nằm ngửa, với hai tay mở rộng, khuỷu tay hơi gập hướng lên trên, hai chân co nhẹ ở gối và đùi.
- Lợi ích của tư thế nằm ngửa:
+ Giữ đường thở thông thoáng, giúp bé dễ thở hơn, giảm nguy cơ ngạt thở.
+ Hạn chế nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) – theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP).
+ Dễ dàng quan sát và chăm sóc bé, thuận tiện khi thay bỉm, vệ sinh.
- Lưu ý để bé nằm ngửa đúng cách:
+ Có thể đặt một chiếc gối mỏng hoặc khăn xô mềm dưới vai để duy trì trục thẳng của đường thở.
+ Không sử dụng gối quá cao, gối mềm hoặc chăn dày, tránh gây ngạt thở.
+ Đổi tư thế đầu cho bé thường xuyên (quay sang trái/phải) để tránh bị méo đầu hoặc bẹp vùng chẩm do nằm cố định một tư thế trong thời gian dài.
> Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?
6. Nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng hay ngửa
Ba mẹ nên ưu tiên cho bé nằm ngửa thay vì để trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng, nhưng cần thay đổi tư thế đầu (trái/phải) thường xuyên để tránh tình trạng bẹt đầu.
7. Trẻ sơ sinh bao nhiêu tháng được nằm nghiêng? Bé 4 tháng tuổi nằm nghiêng khi ngủ? Trẻ 5 tháng tuổi ngủ nằm nghiêng có sao không?
- Trẻ 4 – 6 tháng có thể nằm nghiêng không?
+ Khi trẻ bắt đầu biết lăn người, lật sấp, lật ngửa, bé có thể tự đổi tư thế khi ngủ. Nếu bé tự lăn sang nằm nghiêng hoặc sấp, mẹ không cần can thiệp vì bé sẽ tự điều chỉnh nếu thấy khó chịu.
+ Tuy nhiên, khi đặt bé vào giấc ngủ, mẹ vẫn nên để bé nằm ngửa để đảm bảo an toàn.
- Trẻ 5 tháng tuổi có thể ngủ nằm nghiêng không?
+ Ở giai đoạn này, bé đã có khả năng kiểm soát cơ thể tốt hơn, có thể nằm nghiêng mà không quá nguy hiểm.
+ Không nên cố định tư thế nằm nghiêng quá lâu để tránh gây áp lực lên cổ hoặc làm bé lật úp, tăng nguy cơ ngạt thở.
8. Lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng
Để bé yêu có một giấc ngủ ngon và phát triển toàn diện, ba mẹ cần ghi nhớ những điều quan trọng sau:
- Môi trường ngủ an toàn:
+ Cũi của bé phải sạch sẽ, không để chăn, gối, thú bông hay đệm mềm trong khu vực ngủ.
+ Điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng phòng phù hợp – không quá nóng, không quá lạnh, ánh sáng dịu nhẹ.
+ Không để khói thuốc xuất hiện xung quanh bé, vì hệ hô hấp của trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm.
- Trang phục & giấc ngủ:
+ Mặc quần áo và tã/bỉm có độ thấm hút tốt, giúp bé luôn khô thoáng, dễ chịu.
+ Không đắp chăn quá dày, nặng, tránh làm bé bị nóng hoặc khó thở.
- Quấn khăn khi ngủ:
+ Quấn khăn đúng cách giúp bé có cảm giác an toàn như trong bụng mẹ, giảm giật mình khi ngủ.
+ Nhưng nếu bé đã biết lật, lăn, mẹ nên ngừng quấn khăn để tránh nguy cơ ngạt thở hoặc ảnh hưởng đến khớp háng.
- Ngủ cùng phòng nhưng không ngủ chung giường:
+ Ba mẹ nên đặt cũi hoặc nôi của bé trong phòng ngủ để tiện theo dõi.
+ Không nên ngủ chung giường với bé để tránh nguy cơ ngạt thở hoặc đè lên bé khi ngủ.
> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ
Tóm lại, tư thế ngủ an toàn nhất cho trẻ sơ sinh vẫn là nằm ngửa, giúp hạn chế nguy cơ đột tử và hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Việc cho trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng có thể mang lại một số lợi ích nhất định, nhưng cần thực hiện đúng cách và với tần suất hợp lý. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, ba mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để đảm bảo giấc ngủ an toàn và thoải mái nhất cho bé nhé!