Khi chăm sóc hoặc cho trẻ bú, hầu hết các bậc phụ huynh đều ít nhất một lần chứng kiến tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Có cách nào để tránh tình trạng này không? Hãy cùng Maru Care tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là bị gì?
- Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra khi sữa từ dạ dày trào ngược lên thực quản (ống nối giữa miệng và dạ dày).
- Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên tình trạng này rất phổ biến, đặc biệt khi trẻ bú quá nhiều hoặc nuốt phải không khí khi bú.
- Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp tình trạng ọc sữa trong 3 tháng đầu đời.
> Xem thêm: Phải làm gì khi trẻ bị đầy hơi, khó tiêu? Nguyên nhân và xử lý hiệu quả
2. Phân biệt ọc sữa hay nôn trớ ở trẻ
Nhiều ba mẹ dễ nhầm lẫn giữa hai tình trạng rẻ sơ tsinh bị ọc sữa và nôn trớ, tuy nhiên chúng có sự khác biệt rõ rệt:
- Ọc sữa: Đây là hiện tượng thức ăn (sữa) trào ngược lên miệng một cách nhẹ nhàng và dễ dàng, không có lực mạnh. Khi trẻ nuốt không khí khi bú, không khí này sẽ trở lại cùng với một ít sữa dưới dạng ợ hơi. Điều này thường là bình thường và không gây lo ngại.
- Nôn trớ: Nôn trớ thường xảy ra khi trẻ phải rặn mạnh để đẩy thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Khi nôn, chất nôn thường được đẩy ra với lực mạnh và có thể nhiều hơn so với ọc sữa. Trẻ còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt, quấy khóc,…
> Xem thêm: Mồ hôi trộm ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả tại nhà
3. Vì sao trẻ lại bị ọc sữa?
3.1. Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa
- Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, các van dạ dày chưa hoạt động đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến tình trạng trào ngược sữa sau khi bú. Khi trẻ bú quá no hoặc nằm ngay sau khi bú, sữa dễ dàng bị trào ngược lên.
- Một nguyên nhân khác là trẻ sơ sinh dễ nuốt phải không khí khi bú. Lượng khí này tích tụ trong dạ dày, gây cảm giác đầy bụng và dẫn đến ợ hơi, có thể kèm theo hiện tượng ọc sữa.
3.2. Nguyên nhân bệnh lý
Mặc dù đa số trường hợp ọc sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng một số trường hợp có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Nếu trẻ ọc sữa kèm theo các triệu chứng dưới đây, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt:
- Trẻ ọc sữa liên tục, kèm theo ho, thở khò khè kéo dài.
- Trẻ thường xuyên bị viêm phổi.
- Trẻ nôn ra máu hoặc dịch vàng, xanh.
- Trẻ bú kém, chậm tăng cân hoặc sụt cân.
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
- Trẻ bị tiêu chảy, phân có dịch nhầy hoặc máu.
- Trẻ sốt và quấy khóc nhiều.
- Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng ọc sữa như:
+ Hẹp phì đại môn vị: Ọc sữa không xảy ra ngay sau khi bú, và trẻ thường cảm thấy đói và đòi bú lại ngay sau khi ọc sữa. Dịch ọc không có màu vàng hay xanh.
+ Teo, tắc ruột: Ọc sữa kèm theo dịch vàng, xanh và phân su không tiêu.
+ Xoắn ruột: Ọc sữa có thể đi kèm với dịch vàng, xanh, tiêu chảy có máu và nhầy.
4. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè có nguy hiểm không?
- Tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến trong những tuần đầu sau sinh và thường sẽ tự hết sau khoảng 6-24 giờ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác, ba mẹ cần chú ý theo dõi để xử lý kịp thời.
- Một chút máu tươi trong dịch ọc sữa không phải lúc nào cũng đáng lo ngại, vì có thể do mao mạch thực quản bị xước khi trẻ nôn quá mạnh. Máu trong dịch nôn có thể là do trẻ nuốt phải máu trong miệng hoặc chảy máu cam trong vòng 6 tiếng trước đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái diễn thường xuyên hoặc có nhiều máu, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.
> Xem thêm: Bệnh gặp thường gặp ở trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết để phòng tránh
5. Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh
5.1. Nghiêng người trẻ sang một bên
- Khi trẻ bị ọc sữa, ba mẹ nên giữ bình tĩnh và không vội vã bế trẻ lên ngay lập tức. Thay vào đó, hãy nghiêng trẻ sang một bên, nâng nhẹ đầu và dùng khăn lau miệng.
- Nếu sữa bị ọc qua mũi, cần vệ sinh miệng trước, sau đó vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Lưu ý, không dùng miệng hút sữa ra khỏi mũi để tránh gây nguy hiểm.
5.2. Chia nhỏ khẩu phần sữa của trẻ
Một cách trị ọc sữa hiệu quả là chia nhỏ số cữ bú trong ngày, thay vì cho bé bú quá nhiều trong mỗi lần. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và hạn chế tình trạng ọc sữa.
5.3. Cho trẻ bú đúng cách
- Nếu cho trẻ bú mẹ, mẹ nên cho trẻ bú ở tư thế thoải mái với đầu và thân trẻ nằm thẳng, bụng trẻ áp vào bụng mẹ và miệng trẻ ngậm vú mẹ một cách chặt chẽ.
- Nếu cho trẻ bú bình, cần giữ bình nghiêng ở góc 45 độ để tránh không khí vào dạ dày, gây khó chịu cho trẻ, ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa.
5.4. Đảm bảo núm vú phù hợp với miệng trẻ
Chọn núm vú phù hợp với miệng trẻ để tránh tình trạng trẻ nuốt phải quá nhiều không khí khi bú, gây ọc sữa. Núm vú không nên quá nhỏ cũng không quá lớn; mẹ cần quan sát nếu bình sữa có bọt khí, đó là dấu hiệu cho thấy bé đang nuốt nhiều không khí.
5.5. Không để bé nằm ngay sau khi bú
Sau khi bú, bé dễ nuốt phải không khí, và nếu nằm ngay sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, gây ọc sữa. Sau khi bú, mẹ nên bồng bé đứng và vuốt nhẹ lưng bé trong 10-15 phút để giúp bé ợ hơi, sau đó mới cho bé nằm với gối kê cao đầu và vai để tránh trào ngược.
5.6. Nới lỏng quần áo của bé
Khi bé bị ọc sữa, mẹ nên nới lỏng quần áo, đặc biệt là khu vực quanh bụng, để tránh gây áp lực lên dạ dày và hạn chế tình trạng ọc sữa.
5.7. Tư thế ngủ cho bé
Để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị ọc sữa, mẹ có thể đặt bé nằm nghiêng một bên hoặc nâng đầu bé lên khoảng 30 độ khi ngủ. Tránh để bé nằm sấp vì điều này sẽ gây áp lực lên dạ dày. Tạo một môi trường ngủ thoải mái và không quá nóng hoặc lạnh để bé ngủ ngon.
5.8. Bổ sung Canxi, vitamin D
Nếu bé hay vặn mình và ọc sữa, kèm theo các triệu chứng như quấy khóc hoặc khó ngủ, bé có thể bị thiếu vitamin D hoặc Canxi. Lúc này, bổ sung các chất dinh dưỡng này theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện tình trạng trên.
> Xem thêm: Hướng dẫn cách bổ sung vitamin D cho bé sơ sinh
6. Cách cấp cứu khẩn cấp nếu bé ọc sữa thành vòi nghiêm trọng
Nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa nghiêm trọng và có dấu hiệu tím tái, các mẹ cần nhanh chóng sơ cứu để đảm bảo an toàn cho trẻ. Dưới đây là các bước sơ cứu cơ bản:
- Bước 1: Gọi ngay xe cấp cứu để đảm bảo sự hỗ trợ kịp thời từ các chuyên gia.
- Bước 2: Lau sạch sữa dính trên mũi và miệng bé bằng gạc sạch để tránh bé bị nghẹt thở.
- Bước 3: Đặt bé nằm sấp, đầu hạ thấp hơn thân người. Dùng ngón tay trỏ và ngón cái để giữ phần xương hàm của bé, giúp bé thoải mái.
- Bước 4: Vỗ nhẹ vào giữa lưng của bé, khu vực giữa hai bả vai để giúp đẩy sữa ra ngoài.
- Bước 5: Lật bé lại nằm ngửa và kiểm tra xem bé có còn bị tím tái không. Nếu vẫn còn dấu hiệu này, tiếp tục thực hiện động tác ấn ngực.
- Bước 6: Đặt bé nằm ngửa trên bề mặt cứng, dùng một tay đỡ đầu bé, đảm bảo đầu bé thấp hơn thân và miệng nghiêng sang một bên.
- Bước 7: Dùng ngón tay giữa và trỏ ấn vào vùng dưới điểm giữa hai núm vú khoảng 5 lần để giúp đẩy sữa ra ngoài.
- Bước 8: Nếu sữa vẫn còn trong mũi và họng bé, lau sạch rồi tiếp tục vỗ lưng và ấn ngực cho đến khi bé khóc to và trở lại hồng hào. Sau đó, nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.
7. Trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại
Sau khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa, mẹ không nên cho bé bú ngay. Việc bú lại ngay có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến bé dễ bị nôn thêm. Mẹ nên để bé nghỉ ngơi một thời gian, khoảng 30 phút đến 1 giờ, rồi mới cho bé bú lại để đảm bảo bé không bị quá tải dạ dày.
> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bú ít: Nguyên nhân và cách khắc phục
8. Trẻ bị ọc sữa bao lâu cho bú lại?
Sau khi bé ọc sữa, mẹ nên để bé nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 giờ trước khi cho bú lại.
9. Trẻ sơ sinh ọc sữa lên mũi có sao không?
Trẻ sơ sinh ọc sữa lên mũi là hiện tượng phổ biến và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu kèm theo các dấu hiệu như khó thở, tím tái thì đây là tình trạng nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời.
> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ
Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Nếu trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, bố mẹ có bất kỳ thắc mắc nào hay nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời.