Phải làm gì khi trẻ bị đầy hơi, khó tiêu? Nguyên nhân và xử lý hiệu quả

Trẻ bị đầy hơi, khó tiêu là một trong những tình trạng phổ biến, nhưng mỗi lần trẻ gặp phải đều khiến ba mẹ không khỏi lo lắng. Để giúp trẻ giảm bớt cảm giác khó chịu, Maru Care xin chia sẻ trong bài viết dưới đây một số cách xử lý an toàn và hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà.

1. Nguyên nhân đầy bụng khó tiêu ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu:

  • Chế độ ăn của mẹ: Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, nguyên nhân thường xuất phát từ chế độ ăn uống của mẹ. Nếu mẹ sử dụng thực phẩm ôi thiu, chưa nấu chín, nguội lạnh hoặc có tính hàn cao, trẻ dễ bị ảnh hưởng.
  • Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ trong những năm đầu đời dễ bị rối loạn khi có sự thay đổi chế độ ăn quá nhanh, như chuyển từ bú mẹ sang bú bình hoặc từ bú sữa sang ăn dặm.
  • Bất dung nạp đường lactose: Một số trẻ không sản xuất đủ men lactase để tiêu hóa đường lactose trong sữa, dẫn đến lactose bị lên men bởi vi khuẩn trong ruột, gây chướng bụng và sinh khí.
  • Dị ứng với protein sữa: Trẻ bị dị ứng với một số protein trong sữa có thể xuất hiện các triệu chứng như: nôn trớ, tiêu chảy, khó thở, kèm theo đầy bụng, khó tiêu.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc khác: Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu.
  • Rối loạn tiêu hóa: Các vấn đề như trào ngược dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy đều có thể gây đầy bụng ở trẻ. Trào ngược dạ dày khiến hơi bị đẩy ngược lên, gây chướng bụng, ợ hơi, và dễ nôn ói. Táo bón làm khí tích tụ do vi khuẩn lên men, còn tiêu chảy gây mất cân bằng điện giải, dẫn đến đầy bụng.

>> Xem thêm: Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

Trẻ bị đầy hơi, khó tiêu thường bú kém hoặc ăn ít hơn bình thường, kèm theo một số dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Bụng căng bất thường: Khoảng 1 – 2 giờ sau khi ăn, bụng trẻ có thể căng to hơn bình thường.
  • Âm thanh rỗng khi vỗ nhẹ: Khi dùng tay vỗ nhẹ lên bụng trẻ, có thể nghe thấy âm thanh rỗng như tiếng trống.
  • Quấy khóc và bú lười: Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu và không chịu bú mẹ hoặc bú bình.
  • Khó xì hơi: Trẻ không thể xì hơi được, dẫn đến tích tụ khí trong bụng gây cảm giác khó chịu.
  • Nhận biết sớm những dấu hiệu này sẽ giúp ba mẹ có biện pháp xử lý kịp thời, giảm bớt khó chịu cho bé.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bú ít: Nguyên nhân và cách khắc phục

3. Trẻ bị đầy hơi, khó tiêu có nguy hiểm không?

  • Đầy bụng ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ quấy khóc, ngủ không ngon và ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của bé. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, nó có thể tác động xấu đến sự phát triển của trẻ.
  • Tuy nhiên, nếu trẻ bị đầy bụng kèm theo các triệu chứng như nôn, tiêu chảy, táo bón không rõ nguyên nhân, phân có màu lạ, sốt cao, đi ngoài ra máu hoặc quấy khóc bỏ bú, ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có phương án điều trị phù hợp.
  • Ngoài ra, ba mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của con, đặc biệt là chú ý đến chất phân của trẻ và các triệu chứng bất thường khác để kịp thời có biện pháp xử lý.

4. Nên làm gì để hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh?

4.1. Cho bé bú đúng tư thế

Khi cho bé bú, mẹ nên giữ đầu của bé cao hơn dạ dày. Nếu trẻ bú bình, mẹ nên nghiêng bình để sữa ngập núm vú, hạn chế việc bé nuốt phải nhiều khí khi bú.

4.2. Massage bụng cho bé

Massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trên bụng trẻ có thể giúp giảm tình trạng trẻ bị đầy hơi, khó tiêu. Mẹ nên thực hiện massage khoảng 30 phút sau khi bé ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.3. Giúp bé ợ hơi

Sau khi cho bé bú xong, hãy giữ bé ngồi thẳng hoặc bế bé trên vai, nhẹ nhàng xoa lưng hoặc vỗ lưng để giúp bé xì hơi.

4.4. Điều chỉnh lượng sữa cho bé

Kiểm tra xem bé có bú quá nhiều hoặc quá ít không. Bú đủ lượng sữa giúp hệ tiêu hóa của bé ổn định và giảm thiểu tình trạng đầy bụng. Mẹ có thể theo dõi bằng số lượng tã ướt và thời gian bú.

4.5. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ điều trị các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy. Tuy nhiên, việc bổ sung men vi sinh cần có sự chỉ định từ bác sĩ.

4.6. Chườm tỏi ấm

Tỏi có tác dụng kháng sinh tự nhiên, giúp giảm khí trong dạ dày và kích thích tiêu hóa. Mẹ có thể nướng tỏi, cho vào túi vải và chườm lên bụng bé khi còn ấm. Tuy nhiên, lưu ý không chườm trực tiếp tỏi lên da bé để tránh tổn thương.

4.7. Trẻ bị đầy hơi, khó tiêu nên uống thuốc gì?

Khi bé bị đầy bụng, mẹ cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Các loại thuốc như kháng Histamin (Pepcid, Zantac), thuốc ức chế bơm Proton (lansoprazole, omeprazole), thuốc trị táo bón và men tiêu hóa có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng nhưng chỉ được sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ.

> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Hy vọng bài viết trên của Maru Care đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp ba mẹ trị dứt điểm tình trạng trẻ bị đầy hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để hạn chế tình trạng này, đặc biệt đối với trẻ bú mẹ. Nếu tình trạng đầy bụng kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bất thường khác, ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa có thể xảy ra.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng