Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là một cách giúp các cặp vợ chồng tăng khả năng thụ thai một cách tự nhiên, đặc biệt là khi xác định thời điểm dễ thụ thai. Phương pháp này không chỉ dễ áp dụng mà còn giúp vợ chồng chủ động hơn trong việc lập kế hoạch mang thai, tối ưu hóa thời điểm quan hệ để nâng cao cơ hội đón con yêu. Hãy tìm Maru Care tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
- Chu kỳ kinh nguyệt là một quá trình sinh lý tự nhiên mà phụ nữ trải qua từ tuổi dậy thì cho đến giai đoạn mãn kinh. Quá trình này diễn ra nhờ sự điều tiết của hệ thống nội tiết, bao gồm vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Khi có sự thay đổi đột ngột về nồng độ hormone estrogen và progesterone, lớp nội mạc tử cung bong ra, dẫn đến hiện tượng chảy máu kinh nguyệt.
- Sự biến động hormone trong chu kỳ kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh sản mà còn gây ra nhiều thay đổi sinh lý khác trong cơ thể, như:
+ Xuất hiện mụn trứng cá.
+ Căng tức ngực.
+ Tăng thân nhiệt.
+ Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, đầy hơi, táo bón…).
+ Thay đổi cảm giác thèm ăn.
+ Ảnh hưởng đến trí nhớ.
+ Dễ cáu gắt, lo lắng hoặc nhạy cảm hơn bình thường.
- Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường bắt đầu trong độ tuổi từ 12 – 17 và kéo dài đến khoảng 45 – 55 tuổi. Quá trình này được chia thành hai giai đoạn chính: chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung, trong đó mỗi giai đoạn có những thay đổi sinh lý khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng đến thời điểm dễ thụ thai.
- Khi nang trứng đạt đến mức trưởng thành, hormone LH tăng đột biến, kích thích quá trình rụng trứng. Sau khi trứng rụng, progesterone được tiết ra nhiều hơn trong vòng 24 giờ để giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên, chuẩn bị cho quá trình làm tổ nếu có sự thụ tinh.
- Tuy nhiên, nếu trứng không được thụ tinh, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm mạnh, lớp nội mạc tử cung tiếp tục bong ra và bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới.
> Xem thêm:Dấu hiệu nhận biết mang thai trai hay gái được áp dụng phổ biến hiện nay
2. Nên quan hệ vào thời điểm nào để mang thai?
- Theo các chuyên gia, giai đoạn rụng trứng là thời điểm lý tưởng để tăng khả năng thụ thai.
- Tinh trùng có thể tồn tại trong tử cung từ 5 – 7 ngày, trong khi trứng chỉ có thể sống từ 12 – 24 giờ sau khi rụng. Vì vậy, “cửa sổ thụ thai” thường kéo dài khoảng 6 ngày, bao gồm 5 ngày trước khi trứng rụng và 1 ngày rụng trứng. Việc xác định chính xác thời điểm này sẽ giúp tăng cơ hội thụ thai thành công.
- Thời gian rụng trứng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chu kỳ kinh nguyệt đều đặn từ 28 – 30 ngày, trứng thường rụng vào khoảng 14 ngày trước kỳ kinh tiếp theo. Tuy nhiên, với những người có chu kỳ không ổn định, quá ngắn (dưới 22 ngày) hoặc quá dài (lên đến 36 ngày), thời điểm rụng trứng có thể thay đổi. Vì vậy, cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để dự đoán ngày rụng trứng, thời điểm dễ thụ thai một cách chính xác.
- Ngoài cách tính dựa trên chu kỳ kinh nguyệt, có thể nhận biết thời điểm rụng trứng qua một số dấu hiệu sau:
+ Xuất hiện dịch nhầy trong suốt ở cổ tử cung.
+ Dùng que thử rụng trứng hoặc siêu âm soi trứng.
+ Tăng ham muốn tình dục.
+ Cảm giác bức bối, dễ cáu gắt.
> Xem thêm: 10+ các dấu hiệu mang thai sớm có thể nhận biết ngay lập tức
3. Làm sao để xác định ngày rụng trứng?
Xác định chính xác ngày rụng trứng sẽ giúp các cặp đôi tận dụng thời điểm vàng để tăng khả năng thụ thai. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
- Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Nếu có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, trứng thường rụng vào khoảng ngày 14 của chu kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính ước lượng và có thể không chính xác với những người có chu kỳ không ổn định.
- Sử dụng que thử rụng trứng: Đây là cách đơn giản và có độ chính xác cao để xác định thời điểm dễ thụ thai.. Que thử hoạt động bằng cách đo nồng độ hormone luteinizing (LH) trong nước tiểu. Khi lượng LH tăng đột ngột, đó là dấu hiệu trứng sẽ rụng trong vòng 24 – 36 giờ.
- Đo nhiệt độ cơ thể cơ bản (BBT): Sau khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể thường tăng nhẹ khoảng 0.3 – 0.5°C. Bằng cách đo nhiệt độ mỗi sáng trước khi ra khỏi giường, bạn có thể theo dõi sự thay đổi này và xác định quy luật rụng trứng của cơ thể.
- Quan sát chất nhầy cổ tử cung: Khi gần đến ngày rụng trứng, dịch nhầy trở nên trong suốt, dẻo và có kết cấu giống lòng trắng trứng. Đây là dấu hiệu của thời điểm dễ thụ thai, vì chất nhầy giúp tinh trùng di chuyển thuận lợi hơn để gặp trứng.
4. Khung giờ quan hệ dễ thụ thai: Quan hệ sáng hay tối dễ thụ thai?
- Nghiên cứu cho thấy, vào buổi sáng, số lượng và chất lượng tinh trùng thường đạt mức tối ưu nhất. Vì vậy, nếu đã xác định được thời điểm rụng trứng, các cặp đôi nên tăng tần suất quan hệ vào sáng sớm, đặc biệt là vài ngày trước và trong ngày rụng trứng để nâng cao cơ hội thụ thai.
- Tuy nhiên, ngoài yếu tố thời gian, trạng thái tâm lý khi quan hệ cũng đóng vai trò quan trọng. Thay vì tạo áp lực phải có con, cả hai nên duy trì tâm lý thoải mái và tận hưởng cuộc yêu một cách tự nhiên.
- Ngoài ra, nhiều cặp đôi tin rằng sau khi quan hệ, nữ giới nên kê gối dưới lưng để tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển vào tử cung. Dù chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng, nhưng phương pháp này vẫn được nhiều người áp dụng và có thể là một mẹo hữu ích để tham khảo.
> Xem thêm:Thực hư chuyện ăn trứng gà giúp dễ thụ thai
5. Vừa hết kinh 2 ngày quan hệ có bầu không?
- Nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ ngay sau khi hết kinh có thể mang thai không. Câu trả lời là vẫn có khả năng, nhưng tỷ lệ thụ thai thường khá thấp vì chưa rơi vào thời điểm dễ thụ thai.
- Sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, trứng của chu kỳ trước đã rụng và tiêu biến. Do đó, nếu quan hệ ngay sau khi sạch kinh, khả năng gặp trứng để thụ tinh không cao.
- Tuy nhiên, ở một số phụ nữ có chu kỳ kinh ngắn hoặc rụng trứng sớm, tinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể từ 5-7 ngày, nên nếu trứng rụng sớm hơn dự kiến, việc thụ thai vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, nếu chưa có kế hoạch mang thai, bạn vẫn nên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
> Xem thêm:Cẩm Nang & Chia Sẻ
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các cặp đôi xác định thời điểm dễ thụ thai, chủ động hơn trong hành trình mang thai và sớm đón chào thiên thần nhỏ.