Thiếu máu khi mang thai: Nguyên nhân và cách bổ sung sắt

Thiếu máu khi mang thai là một trong những vấn đề nghiêm trọng trong sản khoa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, việc phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Maru Care để tìm hiểu cách bổ sung sắt hiệu quả, giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi!

1. Vấn đề thiếu máu khi mang thai là gì?

  • Thiếu máu khi đang mang thai là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt trong nửa cuối thai kỳ, khi cơ thể mẹ cần sản xuất nhiều tế bào hồng cầu để cung cấp oxy cho cả mẹ và thai nhi. Mỗi tế bào hồng cầu cần sắt để hình thành, nhưng cơ thể không tự sản xuất được sắt mà phải hấp thụ từ thực phẩm bên ngoài. Đây là lý do tại sao thiếu sắt là nguyên nhân chính gây thiếu máu trong thai kỳ.
  • Mặc dù sắt có trong nhiều loại thực phẩm, nhưng cơ thể lại khó hấp thụ sắt từ thực phẩm. Nếu mẹ không bổ sung đủ sắt, cơ thể sẽ sản xuất ít tế bào hồng cầu hơn, làm giảm khả năng cung cấp oxy cho thai nhi. Hơn nữa, để tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh, cơ thể cũng cần folate, một dưỡng chất có trong nhiều loại rau xanh và dễ dàng hấp thụ.
  • Các trường hợp sản phụ dễ bị thiếu máu:

+ Mang thai gần nhau

+ Mang thai đôi hoặc đa thai

+ Thường xuyên bị nôn nghén

+ Không tiêu thụ đủ sắt trong chế độ ăn

+ Kinh nguyệt ra nhiều trước khi mang thai

+ Từng bị thiếu máu trước khi mang thai

> Xem thêm: 8 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ

2. Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai

Thiếu máu khi mang thai có thể gây ra một số triệu chứng dễ nhận biết, bao gồm:

  • Mệt mỏi và giảm khả năng làm việc.
  • Kém tập trung, giảm chú ý.
  • Ngủ ít hơn hoặc ngủ rất nhiều..
  • Da dẻ xanh xao, Thiếu sức sống.
  • Dễ rụng tóc
  • Tim đập nhanh, đặc biệt là khi leo cầu thang hoặc làm việc nặng.

3. Thiếu máu trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Thiếu máu trong thai kỳ là vấn đề nghiêm trọng và nếu không được khắc phục kịp thời, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

3.1. Đối với mẹ bầu

  • Dễ bị sảy thai trong ba tháng đầu hoặc thai lưu.
  • Vỡ ối sớm và sinh non.
  • Nguy cơ huyết áp thai kỳ, sản giật, tiền sản giật, băng huyết sau sinh.
  • Thiếu sữa sau sinh.
  • Mệt mỏi và suy nhược kéo dài

3.2. Tác hại của thiếu máu khi mang thai đối với thai nhi

  • Suy thai và thai kém phát triển.
  • Trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, sinh non.
  • Mắc các bệnh lý về tim mạch cao.
  • Các bệnh lý thần kinh và não bộ như tật vô sọ, chậm phát triển trí tuệ và cột sống chẻ đôi.

> Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4. Chỉ số thiếu máu ở bà bầu

Thiếu máu trong thai kỳ được xác định qua các xét nghiệm máu, đặc biệt là các chỉ số như số lượng hồng cầu (RBC), hematocrit (Hct), và hemoglobin (Hb). Dưới đây là các giá trị để chẩn đoán tình trạng thiếu máu ở bà bầu:

  • Hemoglobin (Hb): Mẹ bầu được chẩn đoán thiếu máu khi chỉ số Hb thấp hơn 12 g/dL.
  • Hematocrit (Hct): Nếu chỉ số Hct dưới 37%, bà bầu cũng có thể bị thiếu máu.
  • Số lượng hồng cầu (RBC): Khi số lượng hồng cầu giảm xuống dưới 4 triệu/μL, đây cũng là một dấu hiệu của thiếu máu.

5. Thiếu máu khi đang mang thai cần bổ sung gì

Để hạn chế tình trạng thiếu máu khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ sắt qua chế độ ăn hàng ngày và có thể sử dụng thuốc bổ sung sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5.1. Đường uống

  • Bổ sung sắt qua đường uống là phương pháp đầu tay đối với những trường hợp thiếu máu nhẹ hoặc thiếu sắt mà không gây thiếu máu nghiêm trọng. Các loại sắt có thể sử dụng qua đường uống gồm:

+ Sắt vô cơ (Sắt sulfat): Loại sắt này dễ gây kích ứng dạ dày và có thể gây ra các triệu chứng như ợ chua, táo bón, đầy bụng.

+ Sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate): Loại sắt này dễ hấp thụ và ít gây táo bón hơn, không gây tổn thương đường tiêu hóa.

+ Sắt uống có thể được bào chế dưới dạng nước (dễ hấp thu, ít gây táo bón, nhưng có thể gây buồn nôn) hoặc viên (dễ uống, không gây buồn nôn, nhưng có thể gây nóng trong và hấp thụ kém hơn).

  • Một số lưu ý khi bổ sung sắt qua đường uống:

+ Uống lúc đói: Thuốc sắt được hấp thu tốt hơn khi uống trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.

+ Kết hợp với vitamin C: Uống sắt kèm nước cam, chanh hoặc bông cải xoăn để tăng khả năng hấp thu sắt.

+ Tránh uống cùng canxi: Nếu cần bổ sung cả sắt và canxi, hãy uống cách nhau ít nhất 2 giờ vì canxi có thể cản trở hấp thu sắt.

+ Ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước: Điều này giúp tránh táo bón khi bổ sung sắt.

5.2. Đường tiêm

  • Khi mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai nghiêm trọng hoặc không thể bổ sung đủ qua đường uống, mẹ bầu có thể được chỉ định bổ sung sắt qua đường tiêm (tĩnh mạch).
  • Đường tiêm tĩnh mạch hiệu quả hơn và không gây đau hoặc áp xe như tiêm bắp. Đặc biệt, việc tiêm sắt thường được thực hiện từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ.

> Xem thêm: Tăng huyết áp cao khi mang thai: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

6. Trái cây bổ máu cho bà bầu

  • Quả mận: mỗi 100g mận sấy khô chứa 1.2mg sắt và các chất chống oxy hóa giúp bổ sung máu.
  • Quả táo: táo cung cấp sắt và có tác dụng hỗ trợ tăng nồng độ huyết sắc tố, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ.
  • Quả mơ: mơ chứa hàm lượng sắt cao, giúp giảm căng thẳng và ngăn ngừa thiếu máu.
  • Quả xoài: xoài chứa nhiều vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt. Ngoài ra, xoài còn cung cấp axit folic cần thiết cho sự phát triển của não và tủy sống thai nhi.
  • Quả chuối: chuối là loại trái cây dễ ăn, cung cấp nhiều sắt và khoáng chất. Ngoài ra, chuối cũng giúp ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ.
  • Quả kiwi: kiwi rất giàu vitamin C và K, giúp tăng cường hấp thụ sắt và ngăn ngừa chảy máu trong thai kỳ.
  • Quả lựu: lựu là trái cây giàu vitamin C và sắt, giúp cải thiện lưu lượng máu và bổ sung năng lượng cho mẹ bầu.
  • Quả cam: cam là một trong những trái cây bổ máu nổi tiếng, cung cấp vitamin C, chất xơ và khoáng chất giúp duy trì sức khỏe trong suốt thai kỳ.
  • Quả nho: nho chứa nhiều sắt, giúp duy trì huyết sắc tố và phát triển hệ thần kinh cho thai nhi. Nho cũng cung cấp folate, ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh.
  • Quả dâu tây: dâu tây chứa nhiều vitamin C và axit folic, tăng cường miễn dịch cho mẹ và giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Mong rằng những chia sẻ từ Maru Care sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa thiếu máu khi mang thai, từ đó chăm sóc bé yêu tốt nhất. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và trọn vẹn niềm vui!

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng