Táo bón khi mang thai là một trong những tình trạng mà khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Phần lớn các mẹ thường xem nhẹ do các triệu chứng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng táo bón này lại ẩn chứa tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ và bé. Trên thực tế, có đến một nửa phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này nhưng không phải ai cũng biết cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả.
1. Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?
- Mặc dù táo bón khi mang thai không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng nó có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Táo là nguyên nhân góp phần làm trầm trọng hơn các bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn hay sa trực tràng. Cảm giác khó chịu kéo dài, đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát hậu môn kèm theo buồn nôn, chán ăn… đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng mà mẹ bầu cần lưu ý khi gặp tình trạng táo bón:
+ Việc rặn mạnh để đào thải phân có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
+ Phân tồn đọng quá lâu trong ruột khiến các chất độc như phenol, amoniac, indol… bị hấp thụ ngược vào cơ thể.
+ Tâm lý mẹ bầu dễ bị căng thẳng, áp lực, cáu gắt thường xuyên.
+ Thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng.
2. Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai
Sự thay đổi nội tiết tố cùng với thói quen sinh hoạt trong thai kỳ là những yếu tố chính làm tăng nguy cơ táo bón. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Sự gia tăng hormone progesterone: Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều progesterone hơn, làm giãn cơ trơn của đường ruột. Từ đó khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại, làm phân tích tụ lâu hơn trong ruột già, mất nước, trở nên khô cứng và khó đào thải.
- Sự phát triển của thai nhi: Khi thai nhi lớn dần, tử cung mở rộng có thể chèn ép lên đường ruột, khiến việc di chuyển chất thải trở nên khó khăn hơn.
- Bổ sung sắt: Việc bổ sung sắt quá mức có thể làm chậm quá trình tiêu hóa do sắt tác động đến hệ vi khuẩn đường ruột. Nếu không uống đủ nước, phân sẽ càng khô cứng, làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn uống, mức độ vận động và lượng nước tiêu thụ mỗi ngày đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu mẹ bầu ăn ít chất xơ, uống không đủ nước và ít vận động, nguy cơ táo sẽ gia tăng đáng kể.
> Xem thêm: Bà bầu bị phù chân: Nguyên nhân và cách giảm sưng hiệu quả
3. Dấu hiệu bị táo bón khi đang mang thai
Táo khi mang thai thường đi kèm với một số triệu chứng đặc trưng như:
- Số lần đi đại tiện giảm, thường ít hơn 3 lần mỗi tuần.
- Cảm giác đầy hơi, chướng bụng, phải rặn mạnh khi đi vệ sinh.
- Phân có kết cấu khô, cứng, khó đào thải.
- Đau rát khi đại tiện, có thể kèm theo cảm giác khó chịu ở hậu môn.
4. Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn?
Khi bị táo bón trong thai kỳ, mẹ bầu không nên cố rặn vì những lý do sau:
- Tăng nguy cơ sảy thai và sinh non: Việc rặn mạnh có thể kích thích các cơn co tử cung, đặc biệt nguy hiểm trong 3 tháng đầu (dễ dẫn đến sảy thai) và 3 tháng cuối (tăng nguy cơ sinh non).
- Gây tổn thương hậu môn: Cố gắng rặn để đào thải phân có thể làm tăng áp lực lên hậu môn, dẫn đến nứt kẽ hậu môn, có thể khiến mẹ bầu đi đại tiện ra máu.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và ung thư đại tràng.
> Xem thêm: Mất ngủ khi mang thai: Giải pháp an toàn cho mẹ và bé
5. Cách trị táo cho bà bầu nhanh nhất
Để cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp an toàn và hiệu quả sau:
- Tăng cường uống nước: Duy trì lượng nước từ 2,5 – 3 lít mỗi ngày giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Bổ sung lợi khuẩn: Sử dụng thực phẩm chứa probiotic (lợi khuẩn) và prebiotic (chất xơ hòa tan) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hoạt động tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng thuốc nhuận tràng: Tránh dùng thuốc hoặc dầu khoáng nhuận tràng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tăng cường chất xơ: Bổ sung rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ nhu động ruột.
- Điều chỉnh tư thế khi đi vệ sinh: Khi ngồi bồn cầu, mẹ bầu có thể hơi nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay lên đầu gối để giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.
- Sử dụng hỗ trợ y tế nếu cần: Nếu táo bón kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định dung dịch thụt tháo, viên đặt hậu môn hoặc dầu bôi trơn an toàn cho thai kỳ.
- Vận động nhẹ nhàng: Các bài tập như đi bộ, yoga hoặc bơi lội giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa.
- Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Rèn luyện thói quen đi ngoài vào một khung giờ cố định giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
- Kiểm soát căng thẳng: Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức vì stress có thể làm tình trạng táo trở nên trầm trọng hơn.
- Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế thực phẩm giàu canxi như phô mai, một số loại ngũ cốc và nước ép trái cây đóng hộp, đồng thời tránh các thực phẩm có nhiều hạt khi đang bị táo.
6. Những loại trái cây trị táo bón cho bà bầu
Một số loại trái cây giàu chất xơ và dưỡng chất dưới đây có thể hỗ trợ mẹ bầu trong việc phòng ngừa và cải thiện táo bón khi mang thai hiệu quả:
- Quả sung: Chứa nhiều vitamin, fructose, dextrose và đặc biệt là hàm lượng chất xơ cao hơn hầu hết các loại trái cây và rau xanh khác. Sung giúp nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả cho mẹ bầu.
- Chuối: Là nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Mẹ bầu có thể ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày khi bụng đói hoặc nấu chín cả vỏ để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Táo: Giàu khoáng chất quan trọng như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, cùng với chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol và chất xơ không hòa tan hỗ trợ nhuận tràng.
- Đu đủ chín: Chứa nhiều chất xơ cùng enzyme papain giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
- Bí ngô: Dồi dào vitamin A, E, C, B6 cùng với sắt và kẽm, không chỉ giúp bổ máu mà còn hỗ trợ nhuận tràng, phòng ngừa táo bón và trĩ ở mẹ bầu.
> Xem thêm: Nên sinh thường hay sinh mổ? Cách lựa chọn phương pháp sinh phù hợp
7. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mẹ bầu nên thăm khám định kỳ và trao đổi với bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ. Đặc biệt, nếu bị táo bón kèm theo các triệu chứng sau, mẹ bầu cần đi khám ngay:
- Buồn nôn kéo dài.
- Đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng.
- Táo bón kéo dài hơn 1 – 2 tuần mà không cải thiện.
- Đi ngoài ra máu, có thể là dấu hiệu của nứt kẽ hậu môn hoặc bệnh trĩ.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng nhưng không có hiệu quả.
> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ
Táo bón là vấn đề thường gặp khi mang thai, nhưng mẹ bầu đừng quá lo lắng! Chỉ cần áp dụng những phương pháp đơn giản như điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, mẹ sẽ cải thiện đáng kể tình trạng táo bón khi mang thai. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần nhé! Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, thoải mái và tràn đầy niềm vui!