Sự khác biệt giữa sinh con lần đầu và lần hai mà ba mẹ cũng nên biết

Sau hành trình mang thai và sinh con, nhiều mẹ bầu đã có kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mỗi lần mang thai đều có thể khác biệt, đặc biệt là ở lần thứ hai. Vậy sinh con lần đầu và lần hai có gì khác biệt? Mẹ hãy cùng Maru Care tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Các dấu hiệu mang thai lần hai giống với lần đầu

1.1. Ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu phổ biến ở hầu hết phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi nồng độ hormone HCG và estrogen tăng cao. Sự thay đổi nội tiết tố này thường khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi và nhạy cảm hơn với mùi hương. Nếu mẹ đã từng trải qua ốm nghén trong lần đầu mang thai, khả năng cao hiện tượng này sẽ lặp lại trong lần mang thai thứ hai.

1.2. Đau ngực

Những thay đổi nội tiết tố và sự gia tăng nhanh chóng của estrogen trong cơ thể khiến các mô vú trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, mẹ bầu có thể cảm nhận sự căng tức, đau nhức ở vùng ngực, tương tự như lần mang thai đầu tiên.

1.3. Thèm ăn

Sự tác động của nội tiết tố có thể khiến mẹ thay đổi vị giác, mẹ có thể cảm thấy thèm ăn hoặc chán ăn. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở cả lần mang thai đầu tiên và lần mang thai tiếp theo, nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

1.4. Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi trong lần mang thai thứ hai thường tương tự như lần đầu, do cơ thể cần thích nghi với những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Triệu chứng này thường giảm dần sau 3 tháng đầu nhưng có thể quay trở lại vào những tháng cuối. Để cải thiện sức khỏe, mẹ bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ và lắng nghe nhu cầu của cơ thể.

1.5. Đi tiểu thường xuyên

Nếu nước tiểu có màu vàng đậm hoặc cam, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước, đặc biệt là ở các mẹ bầu sinh con lần đầu và lần hai. Mẹ bầu nên bổ sung đủ nước, ít nhất 2L mỗi ngày, để giữ nước tiểu ở màu vàng nhạt bình thường.

1.6. Tâm trạng lâng lâng

Mang thai là một hành trình với nhiều cung bậc cảm xúc, và thay đổi tâm trạng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để tránh những cảm xúc tiêu cực.

>> Xem thêm: 10+ các dấu hiệu mang thai sớm có thể nhận biết ngay lập tức

2. Top 8 dấu hiệu mang thai lần 2 có biểu hiện khác với lần đầu

2.1. Bớt nghén hoặc nghén nhiều hơn

Tùy thuộc vào cơ địa, một số mẹ bầu sẽ ít nghén hơn so với lần đầu. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tần suất buồn nôn và ói mửa có thể nhiều hơn, gây khó chịu hơn.

2.2. Cảm nhận được thai nhi cử động sớm hơn

Nếu lần đầu mẹ cảm nhận thai máy vào khoảng tuần 19-20 thì ở lần hai, mẹ có thể nhận ra những chuyển động của bé từ tuần 16-17.

2.3. Thay đổi ở ngực

Ở lần mang thai thứ hai, cảm giác căng tức, đau nhức ngực có thể giảm đi rõ rệt do các mô ngực đã trải qua sự thay đổi từ lần mang thai và cho con bú trước đó.

2.4. Khó dự đoán ngày sinh hơn

Ngày dự sinh của lần mang thai thứ hai thường khó xác định chính xác do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe mẹ, sự phát triển của thai nhi và tâm lý.

2.5. Chuột rút sau sinh nặng hơn

Các cơn chuột rút sau sinh ở lần hai có thể nặng hơn do tử cung co lại để trở về trạng thái ban đầu. Mẹ nên đi tiểu thường xuyên, xoa bóp bụng dưới, hoặc dùng miếng đệm sưởi để giảm triệu chứng.

2.6. Dễ lộ bụng bầu

Bụng bầu ở lần hai thường lớn nhanh hơn do cơ bụng đã giãn từ lần sinh trước. Do đó mẹ bầu sinh con lần đầu và lần hai nên chú ý tập các bài tập Kegel để hỗ trợ cơ vùng chậu và tránh tình trạng bụng bầu thấp gây áp lực lên bàng quang.

2.7. Thời gian chuyển dạ ngắn hơn

Nhờ cổ tử cung đã giãn từ lần sinh đầu tiên, thời gian chuyển dạ ở lần hai thường ngắn hơn đáng kể, có thể chỉ bằng một nửa thời gian lần đầu.

2.8. Đau lưng nhiều hơn

Hormone relaxin tiết ra sớm hơn ở lần mang thai thứ hai, gây đau lưng và đau khớp nặng hơn. Mẹ bầu nên tránh mang vác nặng và có tư thế nghỉ ngơi phù hợp.

>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết mang thai trai hay gái được áp dụng phổ biến hiện nay

3. Phụ nữ đẻ thường lần hai có đau không

3.1. Đẻ thường lần hai nhanh hơn lần đầu

  • Với những mẹ bầu mang thai lần hai, thời gian chuyển dạ thường nhanh hơn so với lần đầu. Một cuộc chuyển dạ thông thường kéo dài khoảng từ 6 đến 24 giờ. Ở lần sinh thứ hai có thể chỉ kéo dài từ 8 đến 16 giờ. Tuy nhiên, một số sản phụ vẫn có thể gặp những cơn chuyển dạ kéo dài như lần sinh đầu.
  • Dấu hiệu chuyển dạ bao gồm ra dịch nhớt hồng ở âm đạo, rỉ ối và đặc biệt là xuất hiện các cơn gò tử cung. Nếu gặp phải những dấu hiệu này, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện. Trong trường hợp đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cũng không nên lo lắng quá. Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra, nếu có bất kỳ điều gì bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn thêm.

3.2. Đẻ thường lần hai có đau không?

  • Câu trả lời là Có. Sinh con lần đầu và lần hai đều đau. Mặc dù lần sinh thứ hai, mẹ không phải trải qua những cơn đau khủng khiếp như lần đầu, nhưng các cơn đau trong quá trình chuyển dạ vẫn là điều không thể tránh khỏi. Cơn đau trong quá trình sinh thường được mô tả giống như cảm giác gãy cùng lúc 20 chiếc xương.
  • Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Với mẹ bầu sinh con lần hai, cơn đau sẽ ít hơn và quá trình sinh cũng dễ dàng hơn so với lần đầu. Một lý do là cơ thể mẹ đã có kinh nghiệm và khả năng giãn nở tốt hơn. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa các lần sinh quá lâu (trên 5 năm), mẹ vẫn có thể trải qua cơn đau tương tự như lần sinh đầu.

3.3. Đẻ thường lần hai đau dạ con lâu hơn lần một

  • Tuy cơn đau khi sinh con lần hai có thể ít hơn lần đầu nhưng một điều đặc biệt là đau dạ con sau sinh lần hai có thể kéo dài và nghiêm trọng hơn.
  • Nguyên nhân là do tử cung đã giãn ra từ lần sinh đầu, sau khi sinh lần hai, tử cung tiếp tục co bóp mạnh mẽ để trở lại trạng thái ban đầu. Những cơn co bóp này mạnh hơn và kéo dài hơn, khiến cho mẹ cảm thấy đau đớn hơn so với lần sinh đầu.

>> Xem thêm: 8 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để con chào đời khỏe mạnh

4. Vòng bụng của mẹ lớn hơn và bụng bầu thấp hơn?

  • Các mẹ bầu mang thai lần hai thường có vòng bụng to hơn so với lần mang thai đầu tiên ngay từ những tháng đầu. Nguyên nhân là do tử cung ở lần sinh trước không thể co lại hoàn toàn về kích thước ban đầu, dẫn đến việc bụng phát triển nhanh hơn trong lần mang thai sau.
  • Hơn nữa, tử cung cũng không còn săn chắc như trước, nên bụng bầu cũng thấp hơn. Để giảm bớt những khó chịu do bụng bầu thấp gây ra, mẹ bầu sinh con lần đầu và lần hai đều nên tránh mang vác đồ nặng, đi lại nhẹ nhàng, thư giãn, khi ngủ nên nằm nghiêng về bên trái.

5. Mẹ bầu có thể nhận thấy thai máy sớm hơn?

Ở lần mang thai đầu, các mẹ thường cảm nhận được thai máy vào khoảng tháng thứ 5. Tuy nhiên, ở lần mang thai thứ hai, mẹ có thể nhận thấy thai nhi đạp từ tháng thứ 4 (tuần 16 – 18). Thời gian này có thể thay đổi tùy vào sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Một số mẹ có thể cảm nhận được thai máy sớm hoặc muộn hơn, tùy theo cảm nhận cá nhân.

>> Xem thêm: Sinh con lần đầu: Những điều mẹ bầu cần biết

6. Sữa non tiết ra sớm hơn khi mang thai con rạ?

Ở lần mang thai đầu, sữa non thường chỉ xuất hiện trong những tuần cuối của thai kỳ hoặc thậm chí sau khi sinh.với lần mang thai thứ hai, một số mẹ bầu có thể thấy sữa non tiết ra sớm hơn, có thể từ tuần thứ 27. Điều này chứng tỏ tuyến sữa của mẹ đã sẵn sàng cho việc nuôi con. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường và mẹ không cần phải lo lắng.

7. Con so thường sinh vào tuần thứ mấy?

Một thai kỳ đủ tháng thường kéo dài từ 38 đến 40 tuần. Tuy nhiên, thực tế có nhiều mẹ bầu sinh con sớm vào tuần thứ 36 và muộn nhất là tuần thứ 42. Ngoài những trường hợp sinh đúng ngày dự sinh, con so thường sinh sớm hơn ngày dự sinh từ 1 tuần đến 10 ngày so với con rạ

>> Xem thêm: Nên sinh thường hay sinh mổ? Cách lựa chọn phương pháp sinh phù hợp

8. Một số bệnh lý có thể gặp lại ở lần mang thai thứ 2

8.1. Chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến ở các bà bầu sinh con lần đầu và lần hai, chủ yếu do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, lượng hormone estrogen và progesterone tăng nhanh, khiến lưu lượng máu tới nướu gia tăng, dẫn đến viêm nướu và làm tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn.

8.2. Huyết áp cao

  • Huyết áp cao khi mang thai có thể khiến máu không thể lưu thông đầy đủ đến nhau thai, làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Từ đó giảm sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật.
  • Khi bị huyết áp cao, mẹ bầu cần theo dõi và kiểm soát huyết áp liên tục, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu huyết áp cao hơn 140/90 mmHg, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát huyết áp phù hợp, nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

8.3. Sinh non

  • Khoảng 1 trong 10 trẻ em được sinh ra là sinh non trước tuần 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe do các cơ quan quan trọng như phổi, não và tim chưa phát triển đầy đủ.
  • Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non bao gồm nhiễm trùng, tử cung dị dạng hoặc có tiền sử sinh non.

8.4. Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng mẹ bầu cảm thấy buồn chán, căng thẳng, mất ngủ hoặc lo âu sau khi sinh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của mẹ mà còn làm suy giảm chất lượng sữa mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, khiến bé chậm lớn và giảm sức đề kháng. Dù là mẹ sinh con lần đầu và lần hai thì cũng có thể gặp phải vấn đề này.

>> Xem thêm: Stress sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

8.5. Tiểu đường thai kỳ

  • Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ mang thai và có thể tái phát ở lần mang thai thứ hai. Khi mang thai, cơ thể mẹ cần sản xuất đủ insulin để xử lý glucose từ thực phẩm, nhưng sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin, làm lượng glucose trong máu tăng cao.
  • Nếu không kiểm soát tốt, tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến huyết áp cao và tăng trọng lượng thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh mổ.

8.6. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng rối loạn huyết áp xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ. Mặc dù tiền sản giật khá hiếm gặp (khoảng 3-5% phụ nữ mang thai) nhưng nếu mẹ bầu đã từng mắc tiền sản giật trong lần mang thai đầu tiên, nguy cơ tái phát sẽ rất cao. Mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ để theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.

9. Một số lưu ý khi sinh con lần đầu và lần 2

9.1. Nghỉ ngơi hợp lý

Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày và tránh làm việc quá sức. Việc duy trì một chế độ nghỉ ngơi hợp lý rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

9.2. Chế độ dinh dưỡng cân đối

Uống đủ nước và ăn uống đầy đủ các nhóm chất quan trọng như bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết trong suốt thai kỳ như axit folic, canxi và sắt theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.

>> Xem thêm: Bật mí thực đơn cho bà bầu đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ

9.3. Trang bị kiến thức về thai kỳ

Hãy trang bị đầy đủ kiến thức về thai kỳ, từ cách chăm sóc sức khỏe mẹ bầu, chăm sóc trẻ em đến các bệnh lý thai kỳ thường gặp và những biến chứng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ và sau sinh. Nếu có thể, hãy để ông xã cùng tham gia vào việc tìm hiểu những kiến thức này, để giúp đỡ mẹ bầu trong suốt thai kỳ và hỗ trợ chăm sóc bé yêu sau khi sinh.

9.4. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ tại các bệnh viện uy tín là rất quan trọng để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Việc khám thai định kỳ giúp mẹ bầu phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, từ đó có thể lên kế hoạch chăm sóc phù hợp cho từng giai đoạn của thai kỳ.

>> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Sinh con lần đầu và lần hai đều sẽ mang đến cho mẹ những trải nghiệm khác nhau, từ các dấu hiệu thai kỳ, cảm nhận cơ thể đến tâm lý và sức khỏe của mẹ bầu. Mặc dù có thể đối mặt với những thử thách lớn hơn, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kinh nghiệm từ lần mang thai trước, mẹ bầu sẽ cảm thấy tự tin và an tâm hơn trong hành trình chào đón thành viên mới. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng