Sinh con lần đầu: Những điều mẹ bầu cần biết

Sinh con lần đầu đòi hỏi mẹ phải chuẩn bị kỹ lưỡng cả về mặt tâm lý lẫn kiến thức. Từ việc chăm sóc thai kỳ một cách khoa học, đảm bảo sức khỏe để sinh con an toàn cho đến việc chăm sóc bé yêu từ khi còn trong bụng mẹ đến lúc chào đời, tất cả đều rất quan trọng. Để tránh cảm giác bỡ ngỡ và giúp mẹ tự tin hơn trên hành trình này, mẹ hãy cùng Maru Care đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Sinh con là gì?

  • Sinh con là một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình chuyển dạ, diễn ra ngay trước khi nhau thai được đưa ra ngoài. Thời gian trung bình của quá trình sinh con kéo dài từ 12 đến 20 giờ đối với lần sinh đầu tiên và thường ngắn hơn trong những lần sinh tiếp theo.
  • Thông thường, khoảng 280 ngày sau khi thụ thai (tương đương 40 tuần), thai kỳ sẽ bước vào giai đoạn sinh nở.

>> Xem thêm: Nên sinh thường hay sinh mổ? Cách lựa chọn phương pháp sinh phù hợp

2. Sinh con đầu lòng có đúng ngày dự sinh không?

  • Thời gian sinh con lần đầu hay sinh con lần thứ 2 trở đi đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, tình trạng sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi và các tác động bên ngoài.
  • Theo y khoa, thai đủ ngày là thai đạt 40 tuần tuổi (tính đến ngày dự sinh). Thai nhi từ 38 tuần đã phát triển đủ và có khả năng sống tốt bên ngoài tử cung. Trẻ sinh trong khoảng từ 39 đến 41 tuần thường có ít biến chứng nhất. Sinh trước hoặc sau khoảng thời gian này có thể đi kèm nguy cơ biến chứng cao hơn.
  • Dựa trên thời gian sinh nở, các trường hợp được phân chia cụ thể như sau:

+ Trước 37 tuần: Trẻ sinh non.

+ 37 – 38 tuần: Trẻ sinh sớm.

+ 39 – 40 tuần: Trẻ sinh đúng tháng.

+ 41 tuần: Trẻ sinh cuối thời hạn.

+ Từ 42 tuần trở lên: Trẻ sinh già tháng.

>> Xem thêm: 5 nhóm đồ thiết yếu mẹ bầu nhất định phải chuẩn bị trước khi đi sinh

3. Nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non

  • Nhóm 1: Nguy cơ liên quan đến thai nhi

Các trường hợp như mang đa thai (song thai, đa thai); thai quá lớn hoặc nước ối quá nhiều khiến tử cung bị căng quá mức dễ dẫn đến chuyển dạ sớm. Những yếu tố này có thể gây ra rủi ro không mong muốn cho mẹ và bé, đặc biệt trong lần sinh con lần đầu.

  • Nhóm 2: Nguy cơ liên quan đến sức khỏe của mẹ

Những bất thường về tử cung như” u xơ tử cung lớn; hở eo tử cung; các bệnh mãn tính của mẹ như cao huyết áp, tiểu đường; nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng toàn thân gây sốt cao đều làm tăng khả năng sinh non. Ngoài ra, những phụ nữ nhẹ cân hoặc thừa cân khi mang thai, từng phải phẫu thuật vùng bụng trong thai kỳ cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao.

  • Nhóm 3: Nguy cơ do thói quen sinh hoạt

Các thói quen không lành mạnh như: không khám thai định kỳ; hút thuốc lá; tiêu thụ nhiều rượu bia hoặc tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ đều ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ và làm tăng nguy cơ sinh non.

>> Xem thêm: 8 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để con chào đời khỏe mạnh

4. Những hoạt động mẹ bầu nên tránh để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý hạn chế một số hoạt động nhất định để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi khi sinh con lần đầu:

  • Tránh xoa bụng hay massage bụng thường xuyên: Những thao tác này có thể kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non.
  • Không lạm dụng siêu âm: Siêu âm không cần thiết không chỉ gây tốn kém mà còn có thể tạo tâm lý lo lắng không đáng có. Chỉ nên siêu âm theo lịch hẹn và chỉ định của bác sĩ.
  • Không tập luyện quá sức: Hãy duy trì các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động thể chất nào, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tránh tự ý sử dụng thuốc: Dù là thuốc đông y hay tây y, việc tự ý sử dụng mà không có sự tư vấn và giám sát của bác sĩ có thể gây hại cho thai nhi và làm tăng nguy cơ biến chứng.
  • Tuân thủ những điều này sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe của mình và mang lại sự phát triển tốt nhất cho bé yêu trong bụng.

>> Xem thêm: Top 10 thói quen xấu gây vô sinh ở nữ giới cần tránh

5. Những điều cần lưu ý khi sinh con lần đầu

Dưới đây là những điều cần lưu ý để đảm bảo hành trình làm cha mẹ diễn ra an toàn và suôn sẻ:

5.1. Khám thai định kỳ

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay cả khi mới có kế hoạch sinh con, nhằm đảm bảo sức khỏe của cả hai vợ chồng. Trong quá trình mang thai, mẹ không nên bỏ lỡ các buổi kiểm tra định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề bất thường trong sự phát triển của thai nhi.

5.2. Tìm hiểu bệnh sử gia đình

Việc tìm hiểu về tiền sử mang thai của mẹ, bà hoặc người thân trong gia đình giúp phát hiện các rối loạn di truyền hoặc nguy cơ bất thường bẩm sinh. Thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt hơn và phòng ngừa những vấn đề tiềm ẩn.

5.3. Tiêm phòng đầy đủ trong thai kỳ

Các mũi tiêm phòng như uốn ván, cúm,… đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, đặc biệt là những mẹ sinh con lần đầu, khi kinh nghiệm chưa nhiều. Tiêm phòng không chỉ giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm mà còn giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

>> Xem thêm: Top 5 điều quan trọng mẹ bầu cần lưu ý trong 3 tháng cuối thai kỳ

5.4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Mẹ bầu cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, tránh xa các sản phẩm chứa cồn và caffeine để giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ.

5.5. Duy trì hoạt động thể chất khi sinh con lần đầu

Những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp không chỉ giúp mẹ bầu giảm khó chịu mà còn tăng cường sức khỏe cơ bắp, hỗ trợ mẹ vượt qua các cơn đau khi chuyển dạ, đồng thời góp phần vào sự phát triển toàn diện của thai nhi.

5.6. Đối phó với những khó chịu khi mang thai

Các triệu chứng như ốm nghén, táo bón hoặc khó chịu khi đứng hoặc ngồi quá lâu là điều không tránh khỏi trong thai kỳ. Hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để có cách xử lý hiệu quả, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.

5.7. Hiểu rõ dấu hiệu chuyển dạ

Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu chuyển dạ như đau bụng, xuất hiện chất nhầy hồng hoặc vỡ ối là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình “vượt cạn”. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

>> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Lần đầu làm cha mẹ, chắc hẳn bạn sẽ không tránh khỏi những lo lắng và thắc mắc khi con yêu đang lớn lên từng ngày trong bụng mẹ. Hy vọng rằng, những kinh nghiệm sinh con lần đầu mà bài viết đã chia sẻ sẽ trở thành nguồn thông tin hữu ích, giúp bạn tự tin hơn trong hành trình chào đón thiên thần nhỏ.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng