Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc lúc ngủ không?

Có nên trẻ sơ sinh nghe nhạc không? Tác động của âm nhạc đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều ba mẹ hiện nay. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Maru Care nếu ba mẹ cũng đang tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên nhé!

1. Trẻ sơ sinh có nên nghe nhạc?

  • Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ giúp giải trí và giảm căng thẳng, âm nhạc còn được sử dụng trong liệu pháp trị liệu cho các vấn đề về tâm lý.
  • Đối với trẻ sơ sinh, âm nhạc mang lại nhiều lợi ích tích cực đến việc kích thích quá trình phát triển của bé. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc nghe nhạc có thể thúc đẩy sự phát triển não bộ ở trẻ.

2. Lợi ích của việc bật nhạc ru ngủ cho trẻ sơ sinh

  • Giúp trẻ thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ: Nhạc ru ngủ, thường là những bản hát ru nhẹ nhàng hoặc nhạc cổ điển giúp gợi lên cảm giác yên bình, tạo ra một không gian thoải mái và quen thuộc trong tâm trí của trẻ. Việc cho trẻ sơ sinh nghe nhạc trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ vào giấc đúng giờ và thúc đẩy một giấc ngủ sâu hơn.
  • Tăng cường phát triển trí não: Một nghiên cứu của Đại học Northwestern cho thấy rằng não bộ của trẻ sơ sinh vẫn có khả năng lắng nghe và học hỏi ngay cả khi đang ngủ. Thông qua âm nhạc, trẻ có thể hiểu rõ hơn về bản thân và cảm xúc của mình. Từ đó, hỗ trợ trẻ học cách giải mã và giải quyết vấn đề, đồng thời khám phá thế giới xung quanh theo những cách phong phú hơn.
  • Tăng cường trí tuệ cảm xúc (EQ): Nghe nhạc khi ngủ giúp trẻ làm quen với các kích thích cảm xúc. Những kích thích này thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ, giúp trẻ cảm nhận và hiểu các cảm xúc phức tạp một cách tốt hơn. Việc này cũng giúp bé gắn kết hơn với cha mẹ và môi trường xung quanh.
  • Giúp giảm đau: Nghiên cứu từ Bệnh viện Great Ormond Street tại London cho thấy rằng việc cho trẻ sơ sinh nghe nhạc có thể giúp giảm bớt cơn đau, đặc biệt là trong giai đoạn mọc răng. Hiện tượng này được lý giải bởi việc kích thích bộ phận điều khiển cảm xúc tại não của trẻ, giúp làm phân tâm khỏi phản ứng đau.

3. Cho trẻ sơ sinh nghe âm nhạc đúng cách

3.1. Cho trẻ nghe nhạc càng sớm càng tốt

Ba mẹ nên đưa âm nhạc vào thói quen hàng ngày của con càng sớm càng tốt. Bởi vì âm nhạc chỉ phát huy tác dụng khi được lặp lại thường xuyên và trải qua một khoảng thời gian đủ dài. Việc cho bé nghe nhạc ngay từ khi còn là bào thai, khoảng tuần thứ 18-20 của thai kỳ sẽ giúp trẻ dần hình thành thói quen với âm thanh khi còn trong bụng mẹ. Âm nhạc không chỉ là một cách thai giáo hiệu quả mà còn là phương tiện kết nối tình cảm giữa mẹ và bé.

3.2. Không nên cho trẻ nghe nhạc quá thường xuyên

Nghe nhạc quá thường xuyên có thể làm bé mất tập trung vào giọng nói của mẹ, khiến trẻ lười nói chuyện hơn. Bố mẹ có thể cho trẻ sơ sinh nghe nhạc từ 1 đến 3 lần mỗi ngày với mỗi lần không quá 20 phút.

3.3. Ru bé ngủ ngon bằng các bài hát ru

  • Để giúp trẻ dễ ngủ hơn vào ban đêm, mẹ có thể thử dỗ bé bằng các bài hát ru nhẹ nhàng. Khi hát, mẹ có thể vỗ nhẹ vào mông hoặc xoa lưng bé để bé cảm nhận được nhịp điệu. Những bài hát ru này sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho bé.
  • Khi ru bé ngủ bằng âm nhạc, mẹ nên điều chỉnh âm thanh nhỏ dần theo thời gian để giúp bé dễ ngủ hơn. Mở nhạc trong không gian thoáng mát, tránh mở nhạc trong phòng kín và nhỏ. Ngoài ra, mẹ không nên bật nhạc qua đêm khi bé đang ngủ.

3.4. Cho bé nghe nhạc kèm video minh hoạ

Với các bé từ 3 tháng tuổi trở lên, những bài hát có hình ảnh minh họa sắc màu sẽ thu hút bé nhiều hơn. Mẹ có thể mở video bằng đĩa hoặc cho bé nghe online trên các trang web như Youtube, Google.

4. Nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc

4.1. Có nên cho trẻ nghe nhạc bằng điện thoại?

Theo các chuyên gia, mẹ không nên cho trẻ nghe nhạc trực tiếp bằng điện thoại vì trẻ sơ sinh có khả năng hấp thụ sóng điện từ cao hơn người lớn. Để hạn chế tiếp xúc tối đa với sóng điện từ, mẹ hãy kết nối điện thoại với một chiếc loa Bluetooth nhỏ, điện thoại nên để ra xa.

4.2. Có nên cho trẻ nghe nhạc tiếng Anh?

Việc bật các bài hát tiếng Anh cho trẻ nghe trong lúc chơi sẽ là một phương pháp tuyệt vời để bé tiếp xúc với ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ mà trẻ tiếp thu được trong giai đoạn 0-3 tuổi sẽ dễ dàng đi vào tiềm thức, giúp trẻ ghi nhớ một cách tự nhiên và có khả năng phản xạ theo bản năng. Đây cũng là một cách hiệu quả để dạy ngoại ngữ cho bé. Bố mẹ có thể cho con nghe các kênh tiếng Anh dành cho thiếu nhi để tăng thêm trí thông minh về ngôn ngữ.

4.3. Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh nghe nhạc

  • Khi chọn nhạc giúp bé dễ ngủ, mẹ nên ưu tiên các loại nhạc êm dịu, vui tươi như nhạc cổ điển, không lời hoặc những bài hát ru. Tránh xa các bài hát có giai điệu buồn, quá sôi động hoặc chói tai.
  • Khi bật nhạc cho trẻ sơ sinh, mẹ chỉ cần bật nhạc với âm lượng vừa đủ để tránh làm bé bị giật mình giữa giấc ngủ. Bật nhạc quá to trong khi bé chơi hoặc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, làm bé giật mình trong hoảng sợ, gây ảnh hưởng không tốt đến thần kinh của trẻ về lâu dài.
  • Có nhiều cách để đưa âm nhạc vào giấc ngủ của bé, chẳng hạn như phát nhạc cho bé yêu qua đĩa CD, hát cho bé nghe… Từ thuở xa xưa, ông bà đã hát cho ta nghe những giai điệu ầu ơ, nhẹ nhàng từ thuở còn nằm nôi… Khi nghe mẹ hát, bé không chỉ cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ mà còn học được ngôn ngữ và cảm xúc. Giọng hát của mẹ sẽ giúp gắn kết mối quan hệ giữa mẹ và bé thêm bền chặt.

5. Trẻ sơ sinh nghe âm thanh to có sao không

  • Khi cho bé nghe nhạc, mẹ cần đặc biệt lưu ý không mở âm lượng quá lớn vì điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến thính giác của trẻ sơ sinh. Mức âm lượng khuyến nghị cho bé thường dưới 75 dB.
  • Mẹ cũng không nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc qua tai nghe, vì màng nhĩ của trẻ còn rất mỏng và tiếp xúc quá gần với âm thanh có thể gây tổn thương không tốt cho thính giác của con.

6. Top 8 bản nhạc hát ru cho trẻ sơ sinh 1 đến 3 tháng tuổi

6.1. Thằng Bờm

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi một xâu cá mè

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.

6.2. Cho trẻ sơ sinh nghe nhạc: Công cha nghĩa mẹ

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

6.3. Cái cò, cái vạc, cái nông

Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò

Không không tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái diệc đỏ ngờ cho tôi!

Chẳng tin ông đến mà coi

Mẹ con cái diệc còn ngồi ở kia

6.4. Con cò

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi, ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

>> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Âm nhạc mang đến những tác động tích cực, giúp nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây tác động tiêu cực nếu ba mẹ không cho trẻ sơ sinh nghe nhạc đúng cách. Vì vậy, ba mẹ hãy chú ý điều chỉnh âm lượng và chọn loại nhạc phù hợp, đồng thời hạn chế thời gian nghe nhạc mỗi lần để tránh gây ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng