Cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà và những điều ba mẹ cần lưu ý

Cách tắm cho trẻ sơ sinh sao cho an toàn và đúng cách là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Bởi lẽ, cách tắm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Maru Care để nắm rõ những lợi ích và các bước tắm cho bé thật đơn giản mà mẹ nào cũng dễ dàng thực hiện nhé!

1. Lợi ích của việc tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh

  • Trẻ ngủ sâu và ngon hơn: Sau khi tắm rửa sạch sẽ, bé cảm thấy thư giãn, dễ chịu và dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. Giấc ngủ chất lượng không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh mà còn hỗ trợ quá trình phát triển về cả thể chất lẫn trí não.
  • Kích thích các giác quan phát triển: Khi tiếp xúc với nước, bé có thể cảm nhận nhiệt độ, lắng nghe âm thanh róc rách, nhìn thấy những đồ vật trên mặt nước và cảm nhận sự chuyển động của cơ thể trong môi trường nước.
  • Tăng cường kết nối giữa ba mẹ và bé: Khoảnh khắc tắm cho bé là thời gian quý báu để ba mẹ tập trung hoàn toàn vào con, trò chuyện và vui đùa cùng bé. Những giây phút này không chỉ giúp tạo nên sự gắn kết sâu sắc giữa ba mẹ và bé mà còn hỗ trợ phát triển ngôn ngữ và cảm xúc của trẻ.

2. Chuẩn bị đồ đi tắm cho trẻ sơ sinh

2.1. Chuẩn bị dụng cụ

  • Hai chậu tắm (một chậu nước tắm, một chậu nước sạch để tráng lại).
  • Nước ấm ở nhiệt độ phù hợp (khoảng 37°C).
  • Khăn xô nhỏ, khăn tắm sạch.
  • Sữa tắm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh.
  • Quần áo, tã sạch.
  • Cồn 70 độ và nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh vùng rốn (nếu cần).

2.2. Chuẩn bị cho bé

Trước khi tắm, mẹ có thể xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân để giúp bé thư giãn và thích nghi tốt hơn với việc tắm.

2.3. Chuẩn bị nơi tắm

  • Chọn một không gian kín gió, sạch sẽ. Nếu trời lạnh, mẹ nên sử dụng đèn sưởi để giữ ấm không gian.
  • Thời điểm tắm tốt nhất cho bé là gần trưa hoặc giữa buổi chiều, khi nhiệt độ không khí ấm áp và dễ chịu.

3. Hướng dẫn các bước tắm cho bé sơ sinh chi tiết

Quá trình tắm cho trẻ sơ sinh nên kéo dài không quá 5 phút để tránh bé bị lạnh:

3.1. Tắm thả toàn thân

  • Tắm từ trên xuống: Bắt đầu bằng việc rửa mặt, cổ, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, đùi, mông và bàn chân của bé. Đừng quên làm sạch các nếp gấp ở cổ, nách, đùi và mông.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn: Làm sạch nhẹ nhàng, đảm bảo không gây kích ứng.
  • Tráng nước sạch: Sử dụng chậu nước sạch đã chuẩn bị để rửa lại toàn bộ cơ thể bé.
  • Lau khô và mặc đồ: Sau khi tắm, mẹ lau khô bé bằng khăn mềm, vệ sinh vùng rốn (nếu rốn ướt) bằng nước muối sinh lý và sau đó mặc quần áo, quấn tã để giữ ấm.
  • Gội đầu và vệ sinh tai: Cuối cùng, mẹ gội đầu và lau sạch vùng tai cho bé

3.2. Tắm từng phần

  • Hình thức này phù hợp với trẻ đang ốm hoặc khi thời tiết quá lạnh.
  • Lau từng phần cơ thể: Dùng khăn mềm lau sạch từng phần từ mắt, tai, cổ, nách, bàn tay, ngực, bụng, lưng, đùi, mông và bàn chân. Đặc biệt chú ý đến các nếp gấp.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục: Dùng gạc hoặc khăn sạch để lau nhẹ nhàng, tránh làm ướt vùng rốn.
  • Lau khô và giữ ấm: Mẹ lau khô bé, mặc quần áo và quấn tã để giữ ấm trước khi gội đầu.
  • Cách gội đầu khi tắm cho trẻ sơ sinh:

+ Sử dụng dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn.

+ Thoa dầu gội nhẹ nhàng lên tóc hoặc da đầu bé, mát-xa nhẹ để làm sạch.

+ Ngả đầu bé ra sau, giữ tay trên trán để nước không chảy vào mắt. Dội nước ấm nhẹ nhàng từ trán xuống hai bên đầu để rửa sạch dầu gội.

+ Lau khô đầu bé bằng khăn sạch và giữ ấm cho bé ngay sau khi gội.

4. Khung giờ tắm lý tưởng cho trẻ sơ sinh

Việc lựa chọn khung giờ tắm cho trẻ sơ sinh phù hợp không chỉ đảm bảo an toàn sức khỏe mà còn giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

  • Tránh tắm cho trẻ vào đêm khuya, khi nhiệt độ hạ thấp.
  • Khung giờ lý tưởng nhất:

+ Buổi sáng: Sau 9h30 và trước 11h, khi trời đủ ấm và thân nhiệt bé đã ổn định.

+ Buổi chiều: Từ 15h đến 16h, thời điểm nhiệt độ cơ thể và môi trường cân bằng, tạo cảm giác dễ chịu cho bé.

5. Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

  • Việc tắm cho trẻ sơ sinh có thể thực hiện được hàng ngày nhưng điều này không thực sự cần thiết. Việc tắm quá thường xuyên có thể khiến làn da non nớt của bé bị khô, đặc biệt khi mẹ không sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh.
  • Tần suất tắm phù hợp:

+ 2-3 lần/tuần: Là tần suất lý tưởng để làm sạch cơ thể bé mà không gây hại cho da.

+ Những ngày không tắm: Mẹ nên chú trọng làm sạch kỹ mặt, cổ, miệng, tay, chân, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé để giữ vệ sinh.

+ Dưới 12 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh chỉ cần tắm khoảng 3 lần/tuần, đủ để đảm bảo bé luôn sạch sẽ và thoải mái.

6. Cách chăm sóc trẻ sau khi tắm

  • Vệ sinh vùng mắt và mũi khi tắm cho trẻ sơ sinh:

+ Nhỏ nước muối sinh lý vào mắt và mũi để loại bỏ bụi bẩn, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

+ Lau khô vùng tai cẩn thận, tránh để nước đọng lại.

+ Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để làm sạch vùng cuống rốn.

+ Quan sát kỹ vùng rốn, nếu có dấu hiệu sưng tấy hoặc mủ, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra.

  • Giữ ấm cơ thể bé:

+ Mặc quần áo sạch sẽ và đeo bao tay, bao chân cho bé ngay sau khi tắm để giữ ấm.

+ Chọn quần áo thoáng mát, dễ thấm hút vào mùa hè và dày dặn hơn vào mùa đông.

7. Trẻ tiêm phòng sau bao lâu thì được tắm

  • Trẻ sau khi tiêm phòng có thể gặp một số phản ứng phụ như đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, sốt nhẹ hoặc cảm thấy mệt mỏi. Đây đều là những dấu hiệu thông thường và không đáng lo ngại.
  • Nếu trẻ khỏe mạnh và không có triệu chứng bất thường, mẹ hoàn toàn có thể tắm cho trẻ. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho vị trí tiêm.

8. Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Nhẹ nhàng với làn da bé: Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh, vì vậy cần thao tác thật nhẹ nhàng để tránh trầy xước.
  • Chọn sản phẩm an toàn: Sử dụng sữa tắm và dầu gội có thành phần tự nhiên, không chứa hóa chất hay chất tẩy rửa mạnh để bảo vệ làn da bé.
  • Không tắm quá lâu: Tắm nhanh, khoảng 5-10 phút, để tránh bé bị cảm lạnh.
  • Chọn thời điểm thích hợp: Tránh tắm khi bé đang đói, buồn ngủ, hoặc quấy khóc để không tạo cảm giác sợ hãi.
  • Massage trước và sau tắm: Massage nhẹ nhàng giúp bé thư giãn và cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Đảm bảo an toàn tay mẹ: Giữ móng tay ngắn và không sắc, tháo hết trang sức để tránh làm tổn thương bé trong lúc tắm.

Tắm cho trẻ sơ sinh không khó, nhưng cần sự nhẹ nhàng và chú ý để bé cảm thấy thoải mái và an toàn. Hy vọng những chia sẻ trên của Maru Care sẽ giúp mẹ tắm cho con đúng cách và dễ dàng hơn.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng