Bị nghén khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến của thai kỳ mà mẹ nào cũng phải trải qua trong giai đoạn đầu thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Nó ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Vậy làm thế nào để giảm cảm giác ốm nghén ấy? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Maru Care để khám phá những bí quyết giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi trong hành trình mang thai đầy thiêng liêng này mẹ nhé!
1. Nôn nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
- Triệu chứng ốm nghén thường đi kèm cảm giác buồn nôn, nôn ói, đầy hơi, khó chịu, mất ngủ và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, mức độ và thời điểm xuất hiện triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi mẹ bầu.
- Phân loại cơn nghén:
+ Nghén thông thường: Chiếm đến 80%, mẹ vẫn có thể giữ lại thức ăn trong dạ dày, không bị sút cân hay suy nhược cơ thể. Sau khoảng 12 tuần, các triệu chứng nghén sẽ giảm dần.
+ Nghén nặng: Khoảng 1-1,5% thai phụ rơi vào tình trạng bị nghén khi mang thai ở mức độ nặng. Mẹ bầu bị nôn ói liên tục, mọi thức ăn đưa vào đều bị tống ra ngoài. Nếu tình trạng kéo dài, mẹ có thể bị mất nước, suy nhược cơ thể, rối loạn điện giải, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
2. Tại sao mẹ bầu bị nghén khi đang mang thai
- Trong giai đoạn đầu thai kỳ, đặc biệt từ tuần thứ 8 đến 12, nồng độ hormone HCG (do nhau thai sản sinh) tăng cao, khiến cơ thể mẹ phản ứng mạnh và dẫn đến hiện tượng ốm nghén.
- Hormone estrogen gia tăng trong thai kỳ làm mẹ bầu trở nên nhạy cảm với các mùi hương. Đây là lý do nhiều mẹ dễ buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn hoặc những mùi lạ.
- Mẹ bầu mang đa thai thường có nồng độ HCG cao hơn so với thai đơn, khiến triệu chứng ốm nghén nặng hơn hoặc kéo dài lâu hơn.
- Tiền sử bị nghén khi mang thai trong các lần mang thai trước
- Nếu mẹ bầu từng bị nghén trong các lần mang thai trước, khả năng cao lần mang thai tiếp theo cũng sẽ gặp hiện tượng này, thậm chí với mức độ nặng hơn.
- Những mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm hoặc thường xuyên bị say xe dễ gặp ốm nghén dữ dội hơn trong giai đoạn đầu thai kỳ.
- Nghiên cứu thực tế cho thấy, mẹ bầu mang thai bé gái thường ốm nghén nặng hơn so với khi mang bé trai, do sự thay đổi hormone đặc trưng trong thai kỳ.
- Mẹ bầu từng bị đau nửa đầu dễ gặp ốm nghén do các dây thần kinh bị tác động, dẫn đến triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu và hoa mắt.
3. Bị nghén khi mang thai có tốt không?
- Ốm nghén cũng được xem như dấu hiệu tích cực của một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng này không gây hại cho thai nhi. Ngược lại, đây là dấu hiệu cho thấy bé yêu đang phát triển tốt trong bụng mẹ.
- Mặc dù ốm nghén là bình thường và thường chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định nhưng nếu tình trạng này không được kiểm soát và kéo dài quá mức, mẹ bầu có thể đối mặt với nhiều rủi ro như:
+ Sụt cân và suy nhược cơ thể.
+ Mất nước và rối loạn điện giải.
+ Ảnh hưởng đến tâm lý, nguy cơ dẫn đến trầm cảm thai kỳ.
+ Sức khỏe thai nhi bị đe dọa nghiêm trọng.
+ Thai phụ nên đến bác sĩ thăm khám ngay khi gặp phải các triệu chứng bị nghén khi mang thai sau:
+ Tim đập nhanh, sốt cao kéo dài.
+ Sụt cân nhanh chóng (1 – 2kg trong thời gian ngắn).
+ Buồn nôn, nôn liên tục, không ăn uống được.
+ Choáng váng, ngất xỉu, hoặc đau đầu.
+ Tiểu lắt nhắt, nước tiểu có màu sẫm.
+ Đau bụng hoặc xuất huyết âm đạo.
+ Nôn ra máu.
4. Cơn buồn nôn trong thai kỳ xuất hiện khi nào?
- Thông thường, cơn buồn nôn sớm nhất có thể xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ và phần lớn thai phụ cảm nhận được triệu chứng này trước tuần thứ 9.
- Giai đoạn đỉnh điểm của triệu chứng buồn nôn thường rơi vào khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 10. Tuy nhiên, thời gian này cũng không cố định và có thể khác nhau ở từng người.
- Đối với phần lớn thai phụ, triệu chứng bị nghén khi mang thai sẽ thuyên giảm dần hoặc biến mất vào khoảng tuần thứ 13 (kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất). Một số trường hợp kéo dài đến tam cá nguyệt thứ hai (tuần 14 – 27) và rất hiếm khi tình trạng này tiếp tục đến cuối thai kỳ.
5. Cách chữa ốm nghén hiệu quả
5.1. Thay đổi chế độ ăn uống
- Ăn nhẹ buổi sáng với bánh mì nướng ngay khi vừa thức dậy để xoa dịu dạ dày.
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày thay vì ba bữa lớn.
- Tuyệt đối không bỏ bữa.
- Tránh các món ăn cay, nhiều dầu mỡ hoặc nặng mùi.
- Ưu tiên các món ăn nhạt và giàu dinh dưỡng.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Hạn chế thức uống chứa caffein.
- Sử dụng trà gừng hoặc ngậm kẹo gừng để giảm buồn nôn.
- Mang theo đồ ăn nhẹ bên mình khi đi ra ngoài.
5.2. Thay đổi lối sống giúp giảm bị nghén khi mang thai
- Kết hợp uống vitamin dành cho bà bầu cùng đồ ăn nhẹ để dễ tiêu hóa hơn.
- Nếu vitamin chứa sắt, nên uống trước khi đi ngủ và tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại phù hợp.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc căng thẳng.
- Giữ không gian sống luôn thông thoáng, sạch sẽ.
- Ngửi các hương thơm nhẹ nhàng như chanh, cam hoặc bạc hà để thư giãn.
- Tránh nằm ngay sau khi ăn, hãy ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa.
>> Xem thêm: Bật mí thực đơn cho bà bầu đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
6. Nghén nặng ăn gì cho đỡ?
- Nước mía gừng: Nướng mía vỏ tím, ép lấy nước và pha với gừng giã nhỏ. Uống 3 lần/ngày trước bữa ăn, liên tục 3-5 ngày.
- Nước ô mai: Nấu ô mai, gừng, đường đỏ với 400ml nước, chắt lấy nước uống 3 lần/ngày trước bữa ăn.
- Me, sấu ngâm gừng: Trộn quả me, sấu chín với gừng giã nhuyễn và đường cho tan.
- Cháo ý dĩ: Nấu bột ý dĩ, gạo, gừng với đường đỏ. Ăn nóng 2 lần/ngày lúc đói, liên tục 3 ngày sẽ giúp giảm triệu chứng bị nghén khi mang thai.
- Canh sấu: Đun sườn lợn, sấu, bí xanh, thêm gia vị vừa ăn. Ăn 2 lần/ngày trong 3 ngày.
- Canh me: Cá trắm nấu me, cà chua, rau cải trắng. Ăn lúc đói, ngày 1 lần trong 3-5 ngày.
7. Dấu hiệu sắp hết nghén ở mẹ bầu
- Giảm buồn nôn: Tần suất buồn nôn ít hơn, chỉ vài lần/tuần.
- Ngủ ngon hơn: Tình trạng co thắt dạ dày giảm, giấc ngủ được cải thiện.
- Ăn ngon miệng: Bớt cảm giác đầy hơi, thèm ăn nhiều hơn.
- Tâm trạng thoải mái: Ít căng thẳng, vui vẻ hơn.
- Tăng cân: Phản ánh sự phát triển tốt của thai nhi, mẹ khỏe mạnh hơn.
Bị nghén khi mang thai là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ nhưng mẹ bầu không nên xem nhẹ. Ốm nghén nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh!