Top 5 điều quan trọng mẹ bầu cần lưu ý trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ba tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian mà mẹ bầu dễ cảm thấy mệt mỏi nhất do bụng ngày càng to và nặng nề. Mọi sinh hoạt của mẹ cũng trở nên khó khăn hơn và mẹ cũng cần kiêng cữ nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Vậy trong giai đoạn này, mẹ bầu quan tâm những vấn đề gì? Hãy cùng Maru Care tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Những thay đổi trên cơ thể mẹ vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

  • Bụng mẹ bầu sẽ to và nặng hơn, khiến mẹ cảm thấy khó thở, mệt mỏi và gặp khó khăn khi đi ngủ.
  • Tăng tiết dịch âm đạo, đôi khi kèm máu – đây là dấu hiệu cổ tử cung giãn nở. Nếu đột ngột có nhiều nước chảy ra, có thể mẹ đã vỡ ối và cần nhanh chóng đi viện ngay.
  • Đau lưng, vùng hông và xương chậu do dây chằng giãn nở chuẩn bị cho quá trình sinh con.
  • Đầu ngực tiết sữa non.
  • Xuất hiện các cơn gò sinh lý Braxton-Hicks, là những cơn gò giả chuẩn bị cho cơn gò thật khi chuyển dạ, tuy nhẹ nhưng cũng gây khó chịu.
  • Rạn da ở vùng bụng, đùi, ngực hoặc mông.
  • Giãn tĩnh mạch chân, sưng nhẹ ở mặt và mắt cá chân, nếu sưng nặng thì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
  • Đau thần kinh tọa, gây đau từ lưng xuống mông và chân do thay đổi hormone hoặc do thai nhi chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Đi tiểu nhiều lần do thai nhi chèn ép bàng quang, có thể dẫn đến són tiểu khi cười, ho, hoặc hắt hơi.
  • Mẹ bầu có thể gặp táo bón và trào ngược dạ dày do hormone progesterone tăng cao làm giãn cơ tiêu hóa.
  • Xuất hiện máu âm đạo – dấu hiệu chuyển dạ hoặc tình trạng nguy hiểm như: nhau tiền đạo, nhau bong non, hoặc sinh non.

2. Danh sách 5 điều mẹ bầu cần lưu ý trong 3 tháng cuối thai kỳ

2.1. Trước khi sinh mẹ cần chuẩn bị những gì?

Khi ngày dự sinh cận kề, mẹ nên dành thời gian để chuẩn bị giỏ đồ đi sinh, bao gồm: hồ sơ và giấy tờ cần thiết, đồ dùng cho mẹ cần chuẩn bị trước khi đi sinh, chuẩn bị đồ dùng đi sinh cho bé,….

>> Xem thêm: 5 nhóm đồ thiết yếu mẹ bầu nhất định phải chuẩn bị trước khi đi sinh

2.2. Đi khám thai định kỳ

  • Tuần thứ 28 đến tuần 32, sau khi được đo cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tim thai,…. thì mẹ bầu sẽ làm siêu âm thái học quý 3 để phát hiện những bất thường xuất hiện muộn.
  • Ở tuần thứ 32 đến tuần 36, mẹ bầu cần đi khám thai để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Ở giai đoạn này, mẹ cần đi khám thai 2 tuần 1 lần.
  • Tuần thứ 36 đến tuần thứ 40, mẹ bầu sẽ được hẹn tái khám hàng tuần để bác sĩ theo dõi sức khỏe thai nhi thông qua siêu âm, đo tim thai, và kiểm tra cổ tử cung cũng như khung chậu của mẹ, từ đó dự đoán khả năng sinh thường hay mổ.

2.3. Chế độ sinh hoạt

  • Mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc căng thẳng hoặc quá sức để bảo vệ sức khỏe và tinh thần cho cả mẹ và bé. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, hoặc kegel sẽ giúp cải thiện cơ sàn chậu và tăng cường sự dẻo dai.
  • Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái và sử dụng gối chuyên dụng để có giấc ngủ thoải mái hơn.
  • Việc mang giày đế thấp sẽ giúp giảm đau lưng, chuột rút và hạn chế nguy cơ té ngã.
  • Ngoài ra, mẹ bầu không nên uống nhiều nước vào buổi tối để tránh phải thức dậy đi tiểu nhiều lần, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

2.4. Chế độ dinh dưỡng an toàn

Phần lớn các loại thực phẩm đều an toàn cho mẹ bầu, tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe của mẹ và đảm bảo sự phát triển của thai nhi, có một số thực phẩm mà mẹ nên tránh khi mang thai, bao gồm:

  • Thức ăn sống hoặc chưa chín: Thực phẩm sống hoặc tái có nguy cơ nhiễm vi khuẩn coliform, bệnh toxoplasmosis và salmonella. Trong đó bệnh toxoplasmosis do ký sinh trùng toxoplasma gây ra, nó có thể làm thai nhi bị tổn thương não hoặc mù lòa.
  • Thịt nội tạng: Các loại thịt nội tạng như gan, tim, lòng, dạ dày… chứa nhiều chất sắt, vitamin B12, vitamin A,.. Tuy nhiên, ăn quá nhiều nội tạng có thể dẫn đến tình trạng dị tật bẩm sinh và nhiễm độc gan.
  • Rượu, bia: Rượu có thể gây hội chứng rượu bào thai, dẫn đến dị tật và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé. Ngay cả khi nấu ăn, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng rượu.
  • Caffeine: Mẹ bầu cần hạn chế caffeine có trong cà phê, trà, nước tăng lực,… Vì lượng caffeine cao có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và gây nhẹ cân ở trẻ.
  • Măng tươi: Măng có chứa chất glucozit, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit xyanhydric, có thể gây ngộ độc. Nếu không chế biến kỹ, mẹ bầu có nguy cơ bị các triệu chứng như nôn ói, khó thở.
  • Thủy hải sản nhiều thủy ngân: Các loại hải sản như cá ngừ đại dương, cá thu, cá kiếm có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây khuyết tật bẩm sinh và làm chậm sự phát triển của thai nhi.
  • Salad trộn sẵn: Salad trộn sẵn có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria, Salmonella,… gây ra những bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng máu và viêm não, có thể dẫn đến lưu thai. Các vi khuẩn này cũng có thể xuất hiện trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như sandwich, thịt tái, và phô mai mềm.

2.5. Các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng cuối mẹ cần nhớ

  • Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số dưới đây, mẹ nên đến bác sĩ kiểm tra ngay để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
  • Chảy máu âm đạo: Đây là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng như rau bong non, rau tiền đạo hoặc chuyển dạ sớm.
  • Phù chân: Nếu kèm theo huyết áp cao và tăng cân đột ngột, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ và thai nhi trên khắp thế giới.
  • Xuất hiện các cơn đau như: cơn đau bụng, đau lan sang lưng và bắp chân, đồng thời tử cung co lại.
  • Rối loạn thị giác: Mờ mắt hoặc các vấn đề về thị lực có thể báo hiệu tiền sản giật hoặc đái tháo đường thai kỳ.
  • Ngứa ngáy nghiêm trọng: Nếu tình trạng ngứa kéo dài hoặc đi kèm vết ban, có thể là dấu hiệu của ứ mật thai kỳ, cần đi khám ngay.
  • Thai nhi không cử động: Nếu thai nhi đạp ít hoặc không cảm nhận được chuyển động, mẹ nên đi khám lập tức để đảm bảo bé vẫn khỏe mạnh.
  • Ra dịch nhầy hồng: báo hiệu chuyển dạ sắp diễn ra, mẹ cần chuẩn bị đến bệnh viện.
  • Cơn gò chuyển dạ thật: Cơn đau và co thắt mạnh đều đặn là dấu hiệu bé sắp chào đời, mẹ cần đến bệnh viện ngay.

Mong rằng những lưu ý mẹ bầu cần nhớ trong ba tháng cuối thai kỳ được đề cập trong bài viết trên sẽ giúp mẹ có những chuẩn bị tốt hơn để chào đón con yêu khỏe mạnh và bình an.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng