Có nên đi giày cao gót khi mang thai không?

Đi giày cao gót khi mang thai có thể giúp mẹ bầu tự tin và duy trì phong cách, nhưng liệu điều này có thực sự an toàn? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Maru Care để tìm câu trả lời cho thắc mắc trên mẹ nhé!

1. Bầu mang giày cao gót được không?

Việc đi giày cao gót khi mang thai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số tác hại mà mẹ bầu có thể gặp phải nếu thường xuyên mang giày cao gót:

  • Dễ bị chuột rút: Giày cao gót khiến cẳng chân bị căng cứng, làm tăng nguy cơ chuột rút nghiêm trọng hơn ở phụ nữ mang thai.
  • Đau lưng: Mang giày cao gót thay đổi tư thế của mẹ bầu, khiến vùng chậu bị đẩy về phía trước, làm tăng áp lực lên lưng và gây đau nhức. Khi thai nhi phát triển, trọng lượng cơ thể tăng lên càng làm tình trạng đau lưng trầm trọng hơn.
  • Giảm khả năng giữ thăng bằng: Khi mang thai, cơ thể tiết nhiều hormone làm các dây chằng trở nên lỏng lẻo, giảm sự linh hoạt của cổ chân. Cộng với sự tăng cân, mẹ bầu mang giày cao gót dễ mất thăng bằng, tăng nguy cơ vấp ngã gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Căng cơ: Sự thay đổi hormone khiến cơ chân và mắt cá chân dễ bị kéo căng. Việc đi giày cao gót khi mang thai càng làm tăng nguy cơ đau nhức, khó chịu.
  • Phù chân: Phụ nữ mang thai thường bị phù nề ở chân, đặc biệt trong những tháng cuối. Mang giày cao gót hoặc giày chật có thể khiến tình trạng này nặng hơn, làm chân sưng phồng và khó chịu.
  • Làm nặng thêm suy giãn tĩnh mạch: Dù chưa có bằng chứng chắc chắn, nhưng một số nghiên cứu cho thấy mang giày cao gót có thể làm trầm trọng hơn tình trạng suy giãn tĩnh mạch do cản trở lưu thông máu.
  • Nguy cơ sảy thai: Nguy hiểm nhất là việc mang giày cao gót có thể làm tăng nguy cơ té ngã, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như động thai hoặc sảy thai.

2. Những lưu y để đi giày cao gót khi mang thai

Sức khỏe của mẹ và bé luôn là ưu tiên hàng đầu trong suốt thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc đi giày cao gót. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải sử dụng, mẹ cần lưu ý một số điều sau để giảm thiểu tác động tiêu cực:

2.1. Thời gian sử dụng

  • Ba tháng đầu: Đây là giai đoạn cơ thể mẹ đang thích nghi với sự thay đổi khi mang thai, việc đi giày cao gót có thể làm tăng nguy cơ mất thăng bằng và té ngã, do đó mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng.
  • Ba tháng cuối: Khi thai nhi phát triển lớn hơn, mẹ bầu thường bị sưng phù chân, việc mang giày cao gót có thể khiến tình trạng này trầm trọng hơn. Lúc này, giày bệt hoặc giày có đế mềm là lựa chọn tốt nhất.
  • Hạn chế thời gian đi giày cao gót: Nếu phải mang giày cao gót, mẹ chỉ nên đi trong thời gian ngắn, tránh đi bộ hoặc đứng lâu. Hãy tranh thủ ngồi nghỉ để giúp đôi chân được thư giãn.

2.2. Chăm sóc đôi chân

  • Tập luyện và massage: Nếu đi giày cao gót khi mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập kéo giãn cơ bắp, xoa bóp nhẹ nhàng để giảm căng thẳng cho đôi chân sau khi đi giày cao gót.
  • Giữ vệ sinh chân: Khi mang thai, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn, đặc biệt ở vùng chân. Vì vậy, mẹ bầu cần vệ sinh chân thường xuyên, giữ chân khô ráo để tránh tình trạng ẩm ướt gây khó chịu.

> Xem thêm: Bà bầu bị phù chân: Nguyên nhân và cách giảm sưng hiệu quả

3. Cách chọn giày phù hợp trong thai kỳ

Việc lựa chọn giày phù hợp trong thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái khi di chuyển mà còn hạn chế nguy cơ đau lưng, phù chân và té ngã. Dưới đây là những tiêu chí quan trọng khi chọn giày cho bà bầu:

3.1. Chọn giày có độ cao phù hợp

  • Mẹ nên chọn giày đế thấp (từ 2-3 cm) giúp giữ thăng bằng tốt hơn so với giày bệt hoàn toàn. Gót giày bằng hoặc hơi vuông sẽ giúp giảm áp lực lên gót chân.
  • Không nên chọn giày cao gót trên 5cm, đặc biệt là giày gót nhọn hoặc giày đế xuồng quá cao, vì dễ gây mất thăng bằng và tạo áp lực lên vùng lưng, khớp gối.

3.2. Chất liệu mềm mại, thông thoáng

  • Giày làm từ da mềm, vải thoáng khí hoặc có lưới để tránh bí bách và giúp chân không bị đổ mồ hôi nhiều.
  • Không nên chọn giày làm từ chất liệu cứng, da nhân tạo kém chất lượng vì có thể gây ma sát, làm đau chân, nhất là khi chân bị phù trong thai kỳ.

3.3. Đi giày cao gót khi mang thai: Đế giày chống trượt, an toàn

  • Giày có đế cao su hoặc đế có rãnh chống trơn trượt để đảm bảo độ bám tốt khi di chuyển.
  • Hạn chế chọn giày đế nhẵn, dễ trơn trượt, đặc biệt là khi đi trên bề mặt sàn gạch hoặc nền ướt.

3.4. Thiết kế ôm chân nhưng không quá chật

  • Giày có phần mũi rộng để không gây chèn ép các ngón chân. Nếu là giày có dây hoặc khóa, nên chọn loại có thể điều chỉnh kích thước để phù hợp với sự thay đổi kích cỡ chân trong suốt thai kỳ.
  • Đi giày cao gót khi mang thai mà giày quá chật vì có thể gây đau nhức chân, cản trở lưu thông máu và làm tình trạng phù nề nghiêm trọng hơn.

3.5. Dễ dàng mang vào và tháo ra

  • Giày có thiết kế slip-on (không cần buộc dây), giày có khóa dán hoặc giày lười để tiện lợi khi mang vào và tháo ra, đặc biệt khi bụng lớn khiến việc cúi người khó khăn.
  • Mẹ không nên đi giày có dây buộc quá rườm rà hoặc cần nhiều thao tác để mang vào, vì điều này gây bất tiện, đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối.

3.6. Hỗ trợ tốt cho lòng bàn chân và cổ chân

  • Giày có lớp đệm êm ái, hỗ trợ phần vòm bàn chân để giảm đau nhức khi đứng lâu. Giày có quai hậu giúp giữ chắc chân, tránh trượt ra ngoài.
  • Tránh chọn giày quá cứng, không có lớp đệm hoặc không ôm sát bàn chân, vì dễ gây mỏi chân khi di chuyển nhiều.

> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về việc đi giày cao gót khi mang thai. An toàn vẫn là ưu tiên hàng đầu, vì vậy nếu không thực sự cần thiết, mẹ hãy tạm cất giày cao gót và lựa chọn những đôi giày bệt thoải mái hơn mẹ nhé!

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng