Các phương pháp phòng ngừa mụn nhọt ở trẻ em

Mụn nhọt ở trẻ em khiến trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hoặc để lại sẹo trên da. Để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và tránh những rủi ro không đáng có, ba mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây từ Maru Care để biết cách chăm sóc và điều trị hiệu quả nhé!

1. Tổng quan mụn nhọt ở trẻ em

  • Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng tại nang lông, thường biểu hiện qua nốt viêm đỏ, mụn mủ trên da. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), mặc dù đôi khi có thể do virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập. Vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập qua các vết thương hở, trầy xước hoặc khu vực xung quanh nang lông, dẫn đến hình thành mụn nhọt.
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển mụn nhọt bao gồm một số bệnh lý như: đái tháo đường, béo phì, suy giảm miễn dịch và vệ sinh kém. Trẻ có thể bị nổi mụn nhọt ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở những vùng có sự cọ xát hoặc tì đè, chẳng hạn như cổ, nách hoặc mông.
  • Mụn nhọt thường bắt đầu từ vùng nang lông với nốt viêm đỏ, đau, sau đó lan rộng và xuất hiện mụn mủ trắng đục ở trung tâm. Dịch mủ trong mụn nhọt là kết quả của phản ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại nhiễm trùng. Trong một số trường hợp nặng, mụn nhọt có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, nổi hạch vùng và cần phải khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

2. Các vị trí thường nổi mụn nhọt ở trẻ

Các vị trí thường nổi mụn nhọt ở trẻ em:

  • Mụn nhọt ở đầu: Vùng da đầu, đặc biệt là sau tai hoặc gần chân tóc. Mụn nhọt ở đầu có thể do việc tắm gội không đúng cách hoặc do dầu thừa và mồ hôi tích tụ trong tóc.
  • Mụn nhọt ở chân: Mụn nhọt có thể xuất hiện ở các khu vực như đùi, cẳng chân hoặc bàn chân, đặc biệt là nơi da bị cọ xát nhiều hoặc có sự tì đè.
  • Mụn nhọt ở bụng: Mụn nhọt có thể xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt là khi trẻ mặc quần áo chật hoặc không vệ sinh sạch sẽ. Vùng bụng dễ bị vi khuẩn xâm nhập khi có các vết trầy xước.
  • Mụn nhọt ở mông: Mụn nhọt ở mông trẻ em là một trong những vị trí phổ biến nhất. Vùng mông thường xuyên tiếp xúc với tã lót, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt khi tã không được thay thường xuyên hoặc khi da không được giữ khô ráo.
  • Mụn nhọt ở tai: Tai cũng là một vị trí dễ bị mụn nhọt, đặc biệt là khi trẻ có thói quen cạy hoặc gãi tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nang lông.

>> Xem thêm: Mách mẹ cách chăm sóc da cho bé vừa khoa học lại vừa hiệu quả

3. Nguyên nhân gây ra mụn nhọt

Mụn nhọt ở trẻ em không phải chỉ đơn giản là do “nóng trong người” mà thường xuất phát từ các yếu tố vi khuẩn và thói quen sinh hoạt. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra mụn nhọt ở trẻ:

  • Do mồ hôi hoặc ma sát: Những khu vực có nhiều lông, tóc, mồ hôi như đầu, lưng, mông là những nơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển thành mụn nhọt. Mồ hôi kết hợp với sự ma sát từ quần áo hoặc tã lót có thể tạo ra điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Sức đề kháng yếu: Trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết trầy xước, tổn thương hoặc các khu vực da bị hở và gây mụn nhọt.
  • Những trẻ có cơ thể yếu ớt, bị suy dinh dưỡng hay thiếu máu có thể gặp phải tình trạng mụn nhiều hơn trẻ có sức đề kháng tốt.
  • Vệ sinh da không đúng cách: Trẻ nhỏ thường dễ đổ mồ hôi hơn người lớn, do thân nhiệt cao hơn và hoạt động nhiều hơn. Nếu không được tắm sạch sẽ hoặc vệ sinh da đúng cách, mồ hôi và bụi bẩn có thể tích tụ trên da, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây mụn nhọt. Tắm quá ít hoặc không vệ sinh sạch sẽ những vùng da nhạy cảm như nách, cổ, và mông có thể là nguyên nhân gây ra mụn nhọt.
  • Trầy xước hoặc tổn thương da: Khi trẻ bị trầy xước hoặc có vết thương hở, vi khuẩn có thể xâm nhập vào và gây nhiễm trùng, hình thành mụn nhọt ở trẻ em.
  • Các bệnh lý liên quan đến suy giảm miễn dịch: Những trẻ bị suy giảm miễn dịch, thiếu sắt, suy dinh dưỡng hoặc các bệnh lý khác làm suy yếu hệ miễn dịch sẽ dễ bị mụn nhọt hơn do cơ thể không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn.

>> Xem thêm: Mồ hôi trộm ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả tại nhà

4. Triệu chứng khi trẻ bị mụn nhọt

Ngoài việc gây ra những nốt sưng đỏ, mụn nhọt ở trẻ em có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như:

  • Đau nhức khắp cơ thể: Trẻ có thể cảm thấy đau đớn và khó chịu ở các vùng có mụn nhọt và đau nhức có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
  • Trẻ mệt mỏi, phát sốt: Mụn nhọt thường khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và có thể phát sốt.
  • Da đóng vảy: Sau khi mụn nhọt vỡ ra, vùng da bị ảnh hưởng có thể khô lại và đóng vảy. Đây là quá trình bình thường khi cơ thể bắt đầu lành lại nhưng cũng có thể gây khó chịu cho trẻ.

5. Trẻ bị nổi mụn nhọt có sao không?

  • Nếu trẻ bị nổi mụn nhọt, đa số trường hợp không quá nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của trẻ yếu hoặc có các yếu tố nguy cơ khác, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng huyết.
  • Khi nhiễm trùng huyết xảy ra, trẻ có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao trên 39°C. Nếu mụn nhọt ở trẻ em không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lan ra các cơ quan khác, gây ra những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:
  • Điếc: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các bộ phận tai, gây tổn thương và dẫn đến tình trạng mất thính lực.
  • Viêm màng não: Vi khuẩn có thể đi vào màng não, gây viêm, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh và sức khỏe tổng thể.
  • Viêm phổi: Nhiễm trùng có thể lan đến phổi, gây viêm phổi, khiến trẻ khó thở và có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
  • Áp xe phổi: Tình trạng viêm nhiễm ở phổi có thể hình thành các ổ mủ, gây áp xe, làm tổn thương nghiêm trọng phổi của trẻ.

>> Xem thêm: Bệnh gặp thường gặp ở trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết để phòng tránh

6. Những phương pháp chữa mụn nhọt phổ biến hiện nay

6.1. Thuốc kháng sinh

  • Khi mụn nhọt ở trẻ em được xác định là do vi khuẩn gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đường uống. Việc điều trị này cần phải tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bố mẹ phải cho trẻ uống đúng liều lượng và loại thuốc được chỉ định, tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc hay ngừng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Việc tự ý thay đổi phác đồ điều trị có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian hồi phục.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh dạng mỡ bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt hoặc truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch nếu tình trạng mụn nhọt nghiêm trọng.

6.2. Phẫu thuật

  • Nếu mụn nhọt có kích thước lớn hoặc hình thành áp xe, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để dẫn lưu mủ. Trong quá trình phẫu thuật, trẻ sẽ được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên áp xe để loại bỏ mủ và làm sạch khu vực nhiễm trùng. Phẫu thuật này được thực hiện tại bệnh viện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao và trẻ thường có thể xuất viện ngay sau đó.
  • Sau phẫu thuật, bố mẹ cần chăm sóc vết mổ đúng cách, cho trẻ uống thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cần đưa trẻ đến tái khám theo lịch hẹn để theo dõi quá trình hồi phục và đảm bảo không có biến chứng xảy ra.

7. Mụn nhọt ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Mụn nhọt ở trẻ em thường sẽ khỏi trong khoảng 1-2 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu mụn nhọt có dấu hiệu gia tăng kích thước nhanh chóng, kèm theo các triệu chứng như đau nhức dữ dội, sốt, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú hoặc nổi hạch ngoại biên, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp kịp thời.

>> Xem thêm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà và những điều ba mẹ cần lưu ý

8. Những lưu ý khi trẻ bị mụn nhọt

Để rút ngắn thời gian mụn nhọt ở trẻ và giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, bố mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Tắm rửa cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng tắm có kháng khuẩn nhẹ dành cho trẻ em để loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết trên da. Sau khi tắm, dùng khăn sạch, mềm lau khô da trẻ, đặc biệt là vùng da nổi mụn nhọt. Lưu ý không chà sát quá mạnh để tránh gây tổn thương cho da.
  • Dọn dẹp không gian sống: Thường xuyên khử khuẩn phòng ngủ, khu vui chơi của trẻ. Giặt sạch khăn, chăn, gối, ga giường của trẻ và phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Tránh tác động lên mụn nhọt: Không tự ý nặn mụn nhọt hoặc để trẻ gãi, chà xát lên vùng mụn. Nếu mụn đã gom mủ, bố mẹ có thể dùng khăn sạch, thấm nước ấm rồi đặt lên mụn để hỗ trợ thoát mủ. Nếu mụn nhọt vỡ, cần vệ sinh sạch sẽ và sát khuẩn vùng da mụn nhọt ở trẻ em để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh đúng chỉ định: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, cần tuân thủ đúng liều lượng và loại thuốc, không tự ý thay đổi hoặc ngừng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Tránh sử dụng phương pháp dân gian: Không tự ý dùng các phương pháp dân gian như đắp lá, chà muối lên mụn nhọt vì có thể gây kích ứng da và làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ: Khi chăm sóc vùng da bị mụn nhọt, bố mẹ cần rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn lây lan và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
  • Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý: Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thấm hút tốt và nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát. Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm giàu dưỡng chất để tăng cường đề kháng và giúp vết thương nhanh lành. Sữa chua và men vi sinh cũng giúp tăng lợi khuẩn đường ruột và cải thiện sức khỏe cho trẻ.

>> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên của Maru Care sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về mụn nhọt ở trẻ em và có cách chữa trị sao cho hiệu quả nhất. Việc đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng