Tóc máu là gì? Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh hay không?

Theo quan niệm xưa thì việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh sẽ giúp tóc mới mọc lên đen và óng mượt hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cắt tóc máu quá sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thực hư là vấn đề này như nào? Ba mẹ hãy cùng Maru Care tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tóc máu là gì?

  • Tóc máu hay còn gọi là tóc non, là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh, được hình thành từ khi bé còn trong bụng mẹ. Tóc máu bắt đầu xuất hiện từ tuần thai thứ 24 và tiếp tục phát triển.
  • Vai trò của tóc máu là bảo vệ phần thóp mềm mại của trẻ sơ sinh, giúp giữ ấm cho vùng đầu. Lớp tóc này sẽ dần rụng đi theo thời gian và nhường chỗ cho lớp tóc mới sau này mọc lên.

> Xem thêm: Mách mẹ cách chăm sóc da cho bé vừa khoa học lại vừa hiệu quả

2. Khi nào cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh

  • Thời điểm cắt tóc máu có thể khác nhau tùy vào quan niệm và phong tục của mỗi gia đình. Thường thì được thực hiện khi trẻ đầy tháng, sau 3 tháng 10 ngày, sau 6 tháng hoặc khi bé thôi nôi (đầy năm).
  • Nhiều gia đình cắt tóc máu cho trẻ ngay từ tháng đầu tiên, thông qua việc cắt tóc máu này để đánh dấu hành trình bé chính thức bắt đầu sống bên ngoài bụng mẹ.

3. Thực hư việc tóc mọc nhanh và dày sau khi trẻ cắt tóc máu

  • Nhiều quan niệm cho rằng tóc của trẻ sẽ mọc nhanh, dày và đẹp hơn sau khi cắt tóc máu. Nhưng thực tế, cho đến nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
  • Lý do là vì tóc mọc từ các nang tóc nằm dưới da đầu, còn việc cắt tóc máu chỉ ảnh hưởng đến lớp tóc trên bề mặt, không tác động đến nang tóc của bé.
  • Vì vậy, cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh không thể thay đổi số lượng, độ dày hay đặc điểm của tóc. Các yếu tố quyết định như tóc mọc nhanh hay chậm, xoăn hay thẳng hoặc màu sắc của tóc thực chất đều phụ thuộc vào di truyền từ ba mẹ.

> Xem thêm: Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng quy trình ba mẹ nào cũng nên biết

4. Có cần cắt tóc máu cho trẻ?

  • Tóc máu của trẻ sơ sinh có cấu trúc tương tự như tóc người trưởng thành và sẽ rụng tự nhiên theo thời gian, mặc dù quá trình này có thể không đều. Tóc ở vùng sau đầu thường rụng đầu tiên, sau đó là tóc mới mọc thay thế. Hiện tượng này được gọi là “tóc rụng vành khăn” và là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ, không phải do bệnh lý.
  • Thực tế, việc cắt tóc sớm hay muộn không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu tóc dài vướng víu và gây khó chịu cho bé, ba mẹ có thể cắt. Nhưng nếu tóc ngắn, thưa và không làm bé khó chịu thì không cần thiết phải cắt.
  • Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng trẻ dưới 1 tuổi vẫn chưa liền thóp và việc cắt tóc quá sớm có thể làm giảm khả năng bảo vệ và giữ ấm cho phần đầu của bé. Ngoài ra, khi cắt tóc, nếu không cẩn thận, thao tác có thể gây tổn thương cho da đầu của trẻ.

> Xem thêm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà và những điều ba mẹ cần lưu ý

5. Nên cắt tóc máu cho trẻ vào ngày nào

  • Theo sách Ngọc Hạp Thông (sách xem ngày tốt, xấu, cát tinh/hung tinh của Trung Hoa), các ngày có năng lượng tốt giúp bé vui vẻ, khỏe mạnh và mang lại may mắn (theo lịch âm) được chỉ ra bao gồm các ngày mùng 3, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 16, 19, 26, 29 và 25. Đây là những ngày đẹp mà các bậc phụ huynh có thể cân nhắc để cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh.
  • Ngày âm lịch Ý nghĩa

+ Mùng 3: Vui vẻ cả ngày

+ Mùng 4: Được lộc trời cho

+ Mùng 7: Điềm tốt về sức khỏe

+ Mùng 8: Sống trường thọ

+ Mùng 9: Tốt về mọi mặt

+ Mùng 10: Chủ về tài lộc

+ Ngày 11: Em bé thông minh

+ Ngày 13: Tốt về mọi mặt

+ Ngày 16: Mang đến phúc lợi, may mắn

+ Ngày 19-26-29: Chủ về may mắn

+ Ngày 25: Chủ về tài phúc

  • Ngược lại, những ngày ba mẹ không nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là các ngày đầu tháng (mùng 1, 2), ngày rằm và ngày 30 (cuối tháng).

6. Cần chuẩn bị gì khi cắt tóc cho trẻ lần đầu

Để giúp quá trình cắt tóc cho trẻ sơ sinh suôn sẻ và giúp bé cảm thấy thoải mái, ba mẹ có thể tham khảo một số lưu ý sau:

6.1 Giúp bé thoải mái nhất

Dù cắt tóc ở nhà hay ra tiệm, điều quan trọng nhất là bé phải cảm thấy thoải mái. Một số bé không thích mặc áo choàng khi cắt tóc, vì vậy không nên ép buộc khi bé không muốn.

6.2 Luôn vỗ về bé

Không phải bé nào cũng thích cắt tóc, đặc biệt là lần đầu tiên. Nếu bé cảm thấy lo lắng hay sợ hãi, ba mẹ nên ôm, vỗ về và trấn an bé để bé cảm thấy an toàn hơn. Ba mẹ có thể ôm bé trong lòng và nhờ người thân cắt tóc cho bé.

6.3 Không ép buộc bé

Nếu bé quấy khóc, la hét hoặc không hợp tác khi cắt tóc, ba mẹ nên trấn an và không ép buộc. Việc ép buộc có thể khiến bé càng căng thẳng và có thể gây nguy hiểm như làm tay chân vung vẩy, khiến kéo cắt tóc vô tình đâm vào người và gây thương tích.

6.4 Luôn có khoảng nghỉ cho bé

Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh cần phải kiên nhẫn. Ba mẹ không nên vội vàng, khi bé có dấu hiệu khó chịu, hãy dừng lại và cho bé nghỉ ngơi một lúc. Ba mẹ có thể giao tiếp, ôm và chơi với bé để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

6.5 “Giấu” hết gương

Trẻ nhỏ thường không thích nhìn mình trong gương khi cắt tóc. Vì vậy, ba mẹ nên tránh để bé nhìn vào gương. Hãy cắt tóc trong khi bé ngồi đối diện với bạn và trò chuyện với bé để bé không cảm thấy sợ hãi.

6.6 Tìm sự hỗ trợ từ người thân

Bé sẽ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn nếu có sự xuất hiện của người thân quen như ông bà, cô chú hoặc anh chị trong quá trình cắt tóc.

7. Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh?

Việc giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh hoàn toàn là quyết định cá nhân của cha mẹ, tùy theo quan niệm và sở thích của mỗi gia đình. Nếu cha mẹ muốn lưu giữ tóc máu như một kỷ vật đáng nhớ hoặc vì tin rằng nó mang lại may mắn, họ có thể làm điều đó mà không cần lo lắng về tác động khoa học.

> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của Maru Care sẽ giúp ba mẹ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh. Cảm ơn ba mẹ đã theo dõi bài viết!

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng