Cách vượt qua 10 tuần khủng hoảng của bé mà ba mẹ có thể chưa biết

Tuần khủng hoảng của bé (Wonder week) là giai đoạn bé trải qua những thay đổi mạnh mẽ về cả tâm lý lẫn thể chất. Trong thời gian này, bé có thể trở nên quấy khóc, khó ngủ hoặc ít ăn hơn, vì các kỹ năng mới đang được hình thành. Vậy ba mẹ cần lưu ý những gì trong tuần khủng hoảng này? Hãy cùng Maru tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây để giúp bé vượt qua giai đoạn phát triển khó khăn này nhé!

1. Wonder week – Tuần khủng hoảng của bé là gì?

  • Không ít ba mẹ đã nghe đến thuật ngữ “wonder week” trong quá trình chăm sóc bé. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng ở trẻ sơ sinh, phản ánh sự thay đổi nhanh chóng về thể chất và tâm lý của bé.
  • Từ lúc mới chào đời, bé chỉ có thể nằm yên, rồi dần dần, bé học cách lẫy, bò và đi. Các thay đổi này không chỉ là về khả năng vận động mà còn về nhận thức và trí tuệ.
  • Mẹ có thể hình dung rằng khi bé được 8 tuần tuổi, bé đã bắt đầu nhận thức về con người và đồ vật xung quanh. Đến khi bé 6 tháng tuổi, khả năng phân biệt người thân và người lạ đã rõ rệt hơn, và bé có thể bộc lộ cảm xúc như rụt rè, sợ hãi hoặc khóc khi gặp người lạ. Với các bé dưới 2 tuổi, “wonder week” là các giai đoạn phát triển quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ về trí tuệ và khả năng vận động của trẻ.

2. Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu?

Thông thường, một trẻ sơ sinh sẽ trải qua khoảng 10 tuần khủng hoảng, và những tuần này diễn ra rải rác trong suốt 2 năm đầu đời của bé. Mỗi tuần khủng hoảng của bé thường được chia thành hai giai đoạn: “Bão tố” và “Nắng đẹp”.

  • Giai đoạn Bão tố: Đây là giai đoạn khởi đầu cho sự phát triển mới của bé. Trong thời gian này, bé bắt đầu học hỏi và phát triển các kỹ năng mới, nhưng điều này cũng khiến bé cảm thấy khó chịu, cáu gắt, hay quấy khóc, bỏ ăn, và nhõng nhẽo. Đồng hồ sinh học của bé có thể bị đảo lộn, khiến mẹ cảm thấy mọi thứ như “bão tố”.
  • Giai đoạn Nắng đẹp: Sau khi trải qua giai đoạn Bão tố, bé sẽ dần làm quen với những kỹ năng mới, nhận thức cải thiện và mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Bé sẽ trở lại là đứa con ngoan ngoãn, vui vẻ, khiến ba mẹ cảm thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc hơn.

3. Lịch tuần khủng hoảng của trẻ mà mẹ cần lưu ý

Dưới đây là các tuần khủng hoảng của bé mà ba mẹ có thể dễ dàng nhận diện

  • Wonder week 1 (Tuần 4-5): Bé nhìn và chạm vào đồ vật nhiều hơn, phản ứng với âm thanh và mùi hương.
  • Wonder week 2 (Tuần 7-9): Bé biết quay đầu theo phía có âm thanh, có dấu hiệu muốn cầm nắm đồ vật.
  • Wonder week 3 (Tuần 11-12): Bé biết lẫy, ngóc đầu và cười nhiều hơn.
  • Wonder week 4 (Tuần 14-19): Bé cử động linh hoạt, nhận ra tên mình và ngưng uống sữa khi no.
  • Wonder week 5 (Tuần 22-26): Bé bắt đầu có thể tự đứng, cảm thấy thiếu an toàn khi xa bố mẹ.
  • Wonder week 6 (Tuần 33-37): Bé biết phân loại đồ vật, bắt chước người khác và tập bò.
  • Wonder week 7 (Tuần 41-46): Bé hiểu trình tự hành động, nói từ đơn và chỉ vào đồ vật.
  • Wonder week 8 (Tuần 51-54): Bé biết đi vịn hoặc đi vững, thích tự làm nhiều việc như cầm đồ vật hoặc mặc quần áo.
  • Wonder week 9 (Tuần 59-61): Bé đi vững, sử dụng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc.
  • Wonder week 10 (Tuần 70-76): Bé khám phá thế giới, hiểu từ ngữ, có thể tự sửa đổi hành vi và bộc lộ cảm xúc.

4. Một số dấu hiệu nhận biết sớm tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các tuần khủng hoảng của mỗi bé sẽ không hoàn toàn giống nhau, có bé đến sớm, có bé đến muộn, có bé đúng theo mốc thời gian như trên. Ba mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây để xác định tuần khủng hoảng của bé:

  • Trẻ khóc đêm nhiều hơn, hay đòi gần mẹ, cần sự âu yếm và vỗ về.
  • Bé biếng ăn, lười bú hơn so với bình thường.
  • Trẻ trở nên giận dỗi bất ngờ, ngay cả khi vừa vui vẻ.
  • Trẻ dễ ghen tị nếu cha mẹ chú ý đến người khác.
  • Bé có món đồ yêu thích và không muốn rời tay.
  • Trẻ có biểu hiện nhút nhát với người lạ nhưng lại rất ngọt ngào với cha mẹ.

5. Cách vượt qua tuần khủng hoảng Wonder Week ở trẻ

Một số gợi ý để giúp ba mẹ dễ dàng vượt qua giai đoạn tuần khủng hoảng của bé:

  • Hãy cho bé đi ngủ sớm hơn từ 30 đến 45 phút so với thường lệ. Cân nhắc bỏ bớt một giấc ngủ ban ngày (đặc biệt trong các tuần 12–26, 37–55 hoặc 64). Trước khi thay đổi, hãy chắc chắn bé khỏe mạnh, không thiếu ngủ hoặc mệt mỏi.
  • Không ép bé ăn, vì điều này có thể dẫn đến biếng ăn tâm lý. Hãy cho bé ăn khi bé thật sự cảm thấy đói.
  • Dành thời gian chơi cùng bé, khuyến khích bé tập bò, đứng, đi, hoặc tham gia các hoạt động vận động.
  • Khi bé khóc hay nổi giận, hãy thử chuyển hướng sự chú ý của bé bằng các hoạt động như massage, dạo chơi ngoài trời, hoặc chơi đồ chơi yêu thích.
  • Nếu bé khóc vì tã ướt, hãy kiểm tra loại tã đang sử dụng. Chọn tã mềm mại, thông thoáng, và thấm hút tốt để giữ bé luôn khô ráo và thoải mái.

Suy cho cùng, tuần khủng hoảng của bé cũng chỉ là một quá trình phát triển tự nhiên mà bé nào cũng sẽ phải trải qua. Vì vậy, ba mẹ không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là giữ bình tĩnh và kiên nhẫn trong giai đoạn này. Maru Care hy vọng rằng những thông tin và lời khuyên trên sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh, đồng thời có cách thức hỗ trợ con một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm và theo dõi bài viết! 

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng