Cho bé mặc bỉm nhiều có bị chân vòng kiềng không?

Tã/bỉm được xem là một trong những “người bạn đồng hành” không thể thiếu của ba mẹ trong hành trình chăm sóc bé. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích vượt trội, tã/bỉm cũng vấp phải một số tin đồn gây tranh cãi, chẳng hạn như: mặc bỉm sẽ khiến chân bé bị vòng kiềng? Thực hư tin đồn này như thế nào? Hãy cùng Maru Care tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tình trạng chân vòng kiềng là gì?

  • Chân vòng kiềng (còn được gọi là chân cong, chân hình chữ O) là tình trạng một hoặc cả hai chân của bé bị cong vòng ra ngoài khi nhìn từ phía trước. Ngay cả khi đặt hai mắt cá chân phía trong sát vào nhau thì hai đầu gối cũng tạo ra một khoảng trống cách xa nhau.
  • Khi bé bắt đầu tập đứng và đi, mẹ có thể nhìn thấy hiện tượng này rõ hơn.

2. Nguyên nhân gây dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng ở trẻ

2.1. Do yếu tố di truyền, bẩm sinh

  • Di truyền có vai trò quan trọng trong việc định hình cấu trúc xương, vì vậy nếu ba mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử chân vòng kiềng, nguy cơ bé gặp phải tình trạng này sẽ cao hơn.
  • Hầu hết trẻ em dưới 6 tháng tuổi đều có tình trạng cong chân sinh lý do tư thế nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ đạt 1 tuổi, chân sẽ tự động thẳng lại mà không cần can thiệp nào. Nếu sau 1 tuổi, chân bé vẫn còn vòng kiềng, ba mẹ nên xem xét và đưa trẻ đi khám để được can thiệp đeo nẹp.

2.2. Do cân nặng của trẻ

Trẻ bị thừa cân có nguy cơ bị chân vòng kiềng cao hơn, do trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên đôi chân đang phát triển, dẫn đến sự thay đổi trong hình dạng xương chân.

2.3. Do các bệnh lý

  • Còi xương:

Còi xương thường do trẻ bị thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc phosphate. Sự thiếu hụt này khiến trẻ khó khăn hấp thụ các chất. Từ đó, khung xương của trẻ sẽ mềm yếu, chậm phát triển, không chịu được trọng lượng của cơ thể, dẫn tới biến dạng xương như cong vẹo cột sống, chân vòng kiềng,…

  • Bệnh Blount:

Bệnh Blount là một bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của ống chân, gây ra biến dạng xương chày. Căn bệnh này thường gặp ở các bé gái, bé bị béo bì hoặc các bé biết đi sớm. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ càng lớn.

  • Bệnh Paget

Bệnh Paget là bệnh rối loạn chuyển hóa xương, gây ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương, có thể gây ra chân vòng kiềng.

2.4. Một số nguyên nhân khác

Ngộ độc chì, ngộ độc flo, xương gãy không được điều trị đúng cách, loạn sản xương, hay sự phát triển bất thường của xương,.. đều là ảnh hưởng đến sự phát triển xương, từ đó gây ra hiện tượng chân vòng kiềng ở trẻ.

3. Trẻ mặc bỉm nhiều có bị vòng kiềng không?

  • Một số ba mẹ cho tằng khi bé mặc bỉm sẽ tạo khoảng trống giữa hai chân, khiến con đi 2 hàng, dần dần sẽ khiến chân con bị vòng kiềng.
  • Tuy nhiên, theo các nghiên cứu và chuyên gia y tế đã khẳng định thì thông tin đóng bỉm thường xuyên có thể làm chân trẻ bị vòng kiềng là hoàn toàn thiếu căn cứ và không chính xác.
  • Thực tế, bé được mặc bỉm đúng cách và sử dụng các loại bỉm phù hợp còn có thể hỗ trợ cho sự phát triển tự nhiên của hệ xương trẻ. Một chiếc bỉm chất lượng còn giúp ngăn ngừa hăm ngứa, kích ứng,…

4. Hướng dẫn chọn bỉm đúng để chân trẻ không bị vòng kiềng

4.1. Cách thay bỉm đúng cách

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bỉm quần mới và xác định rõ mặt trước và mặt sau.
  • Bước 2: Sử dụng khăn tã mềm hoặc khăn ướt để nhẹ nhàng làm sạch vùng mông của bé, lau từ phía trước ra phía sau.
  • Bước 3: Tháo bỏ tã cũ bằng cách kéo xuống hoặc xé ở hai bên.
  • Bước 4: Luồn tay từ dưới tã và nhẹ nhàng xỏ chân bé vào hai ống quần của tã mới.
  • Bước 5: Kéo tã lên đến vị trí trên rốn của bé.
  • Bước 6: Sử dụng ngón tay để điều chỉnh phần thun bên trong quanh đùi bé nhằm ngăn ngừa tình trạng rò rỉ.

4.2. Thay bỉm đều đặn

Môi trường ẩm ướt bên trong bỉm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Vì thế nên ba mẹ cần chú ý thay bỉm cho bé sau 2-3 giờ dù bé chỉ đi tiểu tiện để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm do bé tiếp xúc với nước tiểu và chất thải quá lâu.

4.3. Chọn đúng size bỉm

Ba mẹ nên chọn size bỉm phù hợp với cân nặng và kích thước của bé để đảm bảo bé thoải mái. Tránh cho bé mặc những size bỉm quá lớn khiến bé vướng víu khi di chuyển, hoặc quá chặt gây cọ xát làm đau bé.

4.4. Tiêu chí chọn bỉm

  • Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
  • Được thiết kế mỏng nhẹ, khô thoáng, giúp bé tránh được các bệnh về da như hăm tã.
  • Có khả năng thấm hút tốt, dàn đều chất lỏng để không gây nặng xệ ở phần đũng khiến bé khó di chuyển, thậm chí là ảnh hưởng dáng đi của bé.

Hy vọng rằng nội dung bài viết trên đã giúp ba mẹ giải đáp thắc mắc mặc bỉm có khiến chân trẻ bị vòng kiềng không? Ba mẹ đừng quên thường xuyên ghé thăm website của Maru Care để tìm thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

—————
Tã/ bỉm Maru Care – Thay lời ru của mẹ
CSKH: 0866163488
🌐𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://marucare.vn/
📍 𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞: https://www.facebook.com/BimMaru.vn
️📍 𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shopee.vn/bim_maru_hn
📍 𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤: https://www.tiktok.com/@bimmarucarevn

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng