Mang thai và sinh con là một hành trình thiêng liêng và đầy ý nghĩa đối với người phụ nữ. Khi bé yêu sắp chào đời, nhiều mẹ thường trăn trẻ là liệu nên chọn sinh thường hay sinh mổ. Nếu mẹ vẫn đang phân vân về vấn đề này thì hãy cùng Maru Care tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về phương pháp sinh thường và sinh mổ
1.1. Sinh thường
- Sinh thường, hay còn gọi là sinh tự nhiên, là quá trình sinh con qua đường âm đạo mà không cần sự hỗ trợ từ các dụng cụ y tế. Khi mẹ chuyển dạ, cổ tử cung sẽ dần mở rộng và mỏng đi, đồng thời các cơn gò tử cung xuất hiện liên tục, giúp đầu em bé di chuyển về phía âm đạo. Sau đó, qua những cơn rặn mạnh mẽ, bé sẽ chào đời.
- Để giảm bớt đau đớn trong suốt quá trình này, nhiều sản phụ có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau. Thời gian sinh thường thường kéo dài từ 12 đến 14 giờ đối với những mẹ lần đầu sinh, và có thể ngắn hơn đối với các lần sinh tiếp theo.
1.2. Sinh mổ
- Sinh thường hay sinh mổ đều là những phương pháp giúp mẹ đón con yêu một cách an toàn, nhưng mỗi phương pháp lại có những đặc điểm riêng. Đối với sinh mổ, đây là một kỹ thuật phẫu thuật đưa bé ra ngoài qua vết rạch ở bụng mẹ.Bác sĩ sẽ tiến hành cắt một đường nhỏ khoảng 10cm ở vùng bụng dưới, sau đó lấy em bé và nhau thai ra ngoài. Phương pháp này thường được thực hiện khi mẹ còn tỉnh, thông qua việc gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng, giúp tê liệt phần dưới cơ thể, giảm cảm giác đau.
- Quá trình mổ đẻ kéo dài khoảng 45 phút từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, trong đó thời gian lấy em bé chỉ diễn ra trong khoảng 10 đến 15 phút đầu.
2. Khi nào nên chọn sinh thường và sinh mổ?
2.1. Sinh thường
Sinh thường hay sinh mổ đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng sinh thường thường được chỉ định khi không có bất kỳ yếu tố cản trở nào trong quá trình sinh, bao gồm:
- Mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng rặn và hít thở để cung cấp oxy và dưỡng chất cho bé trong suốt quá trình chuyển dạ.
- Đường sinh đạo thông thoáng, không có trở ngại gì cản trở quá trình sinh.
- Thai nhi khỏe mạnh và có thể vượt qua ống sinh sản mà không gặp phải vấn đề như sa dây rốn hay suy thai.
- Thai nhi không quá lớn (thông thường dưới 4000g).
2.2. Sinh mổ
Sinh mổ có thể được lên kế hoạch trước trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như:
- Mẹ có các vấn đề sức khỏe như khung chậu hẹp, tiền sản giật nặng, nhau tiền đạo, hoặc nhiễm trùng đường âm đạo đang diễn tiến.
- Thai nhi có ngôi mông, bé quá to hoặc có các vấn đề khác khiến việc sinh thường gặp khó khăn.
- Ngoài ra, trong những tình huống khẩn cấp, dù đã chuẩn bị cho sinh thường hay sinh mổ, sinh mổ vẫn có thể được chỉ định ngay cả khi không lên kế hoạch trước. Chẳng hạn như khi chuyển dạ kéo dài hoặc không tiến triển, tim thai suy, bất xứng đầu chậu, hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe của mẹ và bé.
3. Sinh mổ em bé thông minh hơn?
- Nhiều bậc phụ huynh tin rằng sinh mổ sẽ giúp bé thông minh hơn, vì không phải đi qua cửa mình và có thể chọn ngày giờ sinh theo ý muốn. Tuy nhiên, thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng sinh mổ giúp trẻ thông minh hơn so với trẻ sinh thường. Sự phát triển trí não của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng và quá trình giáo dục, không phải phương pháp sinh.
- Ngoài ra, trẻ sinh mổ thường dễ gặp vấn đề về hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp so với trẻ sinh thường. Khi sinh qua ngả âm đạo, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một số dịch rất quan trọng, giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch ngay từ khi mới sinh.
- Vì vậy, nếu sức khỏe của mẹ và thai nhi đều ổn định, phương pháp sinh thường sẽ là lựa chọn tốt nhất.
4. Đẻ mổ hay đẻ thường đau hơn?
Thực tế, dù là sinh mổ hay sinh thường thì mẹ đều phải trải qua cơn đau, chỉ khác nhau ở thời điểm và mức độ. Với mẹ sinh mổ, dù không phải chịu cơn đau trực tiếp trong quá trình sinh, nhưng sau khi thuốc tê hết tác dụng, mẹ sẽ cảm thấy đau ở vết mổ. Trong khi đó, sinh thường gây đau khi bé chào đời, nhưng mẹ sẽ hồi phục nhanh chóng hơn sau sinh.
5. Nên sinh thường hay sinh mổ?
5.1. Đối với mẹ
Sinh thường | Sinh mổ | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
5.2. Đối với con
Sinh thường | Sinh mổ | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
6. Mẹ bầu nên chuẩn bị gì trước khi đi sinh mổ?
- Vệ sinh cá nhân: Tắm sạch sẽ, vệ sinh vùng kín và bụng bằng sản phẩm dịu nhẹ, tránh hóa chất mạnh.
- Chọn trang phục thoải mái: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh quần áo chật để không tạo áp lực lên bụng.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt không mỡ; uống nhiều nước để duy trì hydrat hóa.
- Chuẩn bị vật dụng cá nhân: Mang theo giấy tờ tùy thân, đồ ngủ thoải mái, đồ lót, băng vệ sinh, và đồ dùng cá nhân như kem dưỡng da, sữa tắm, bàn chải đánh răng.
- Tinh thần thoải mái: Duy trì tâm lý lạc quan, tránh lo âu, căng thẳng trước khi sinh.
-> Xem thêm: 5 nhóm đồ thiết yếu mẹ bầu nhất định phải chuẩn bị trước khi đi sinh
Hành trình vượt cạn là một trải nghiệm đáng nhớ và thiêng liêng trong cuộc đời của mỗi người mẹ. Dù lựa chọn sinh thường hay sinh mổ, hãy luôn đặt sức khỏe của mẹ và bé lên hàng đầu. Chỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng và giữ vững niềm tin, các mẹ bầu chắc chắn sẽ vượt qua mọi khó khăn để đón con yêu trong niềm hạnh phúc trọn vẹn.