Mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai có nguy hiểm không?

Chóng mặt khi mang thai là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ bầu thường gặp phải. Nó khiến các mẹ lo lắng, bất an, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé? Ba mẹ hãy cùng Maru Care tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân chóng mặt khi đang mang thai

Khi mang bầu, mẹ bầu hay có cảm giác chóng mặt, nó có thể xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau:

  • Sự thay đổi hormone: Khi mang thai, hormone progesterone tăng nhanh, giúp giãn nở mạch máu và tăng lưu lượng máu đến thai nhi. Tuy nhiên, điều này cũng khiến máu về lại tĩnh mạch của mẹ chậm hơn, dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. Kết quả là mẹ bầu có thể bị chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc đứng dậy nhanh.
  • Lượng đường trong máu thấp: Quá trình trao đổi chất thay đổi khi mang thai có thể khiến lượng đường trong máu giảm, gây ra hiện tượng chóng mặt khi mang thai.
  • Thiếu máu: Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ cần tạo thêm máu để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì thế, có thể mẹ nếu bị thiếu máu, thiếu sắt thì rất dễ chóng mặt.
  • Sự phát triển của tử cung: Khi tử cung phát triển trong tam cá nguyệt thứ hai, nó có thể chèn ép các mạch máu, gây ra hiện tượng chóng mặt.
  • Thay đổi tâm lý: Căng thẳng, lo âu hay stress trong thai kỳ có thể tác động đến hệ thần kinh và tim mạch, gây ra triệu chứng chóng mặt.
  • Đứng lên quá nhanh: Đứng dậy đột ngột từ tư thế nằm hoặc ngồi có thể làm máu ở chân chưa kịp lưu thông về tim, dẫn đến huyết áp giảm đột ngột và gây cảm giác choáng váng.
  • Các nguyên nhân khác: tiểu đường thai kỳ, tiêu hóa kém hoặc chế độ ăn thiếu dưỡng chất,.. cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng chóng mặt khi mang thai.

2. Bà bầu bị chóng mặt thường xuất hiện ở giai đoạn nào của thai kỳ?

  • Tình trạng chóng mặt này xảy ra phổ biến trong ba tháng đầu thai kỳ, nhưng cũng có thể tiếp diễn ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Bởi lúc này, sự phát triển nhanh chóng của thai nhi tạo áp lực lên các mạch máu.
  • Ngoài ra, trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể trải qua ốm nghén và buồn nôn, khiến lượng đường trong máu giảm, gây mất cảm giác ngon miệng và dẫn đến cảm giác chóng mặt, buồn ngủ.

3. Chóng mặt khi mang thai có nguy hiểm không?

  • Chóng mặt lúc mang thai là một hiện tượng phổ biến mà hầu hết các mẹ bầu đều trải qua trong suốt thai kỳ. Thông thường, nếu chóng mặt chỉ diễn ra thoáng qua thì sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hoặc sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu không cần quá lo lắng.
  • Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra liên tục và đi kèm với các triệu chứng như khó thở, thiếu máu lên não, mẹ nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có giải pháp giải quyết kịp thời.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu dễ bị chóng mặt cũng nên chú ý di chuyển nhẹ nhàng, đứng lên ngồi xuống từ từ để tránh nguy cơ té ngã. Ngã đột ngột có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như động thai hoặc sảy thai.

4. Xử lý tình trạng chóng mặt cho bà bầu ra sao?

Khi gặp phải tình trạng chóng mặt khi mang thai và cảm thấy choáng váng, mẹ nên thực hiện ngay các biện pháp sau để cải thiện:

  • Mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để không khí được lưu thông tốt hơn. Nếu có thể, mẹ bầu nên đến những nơi thoáng đãng, mát mẻ, có cây xanh để hít thở (vào ban ngày).
  • Nằm xuống và nằm nghiêng về bên trái để tăng cường lưu thông máu lên não, giúp giảm chóng mặt và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.
  • Nếu không thể nằm, mẹ nên ngồi xuống từ từ để tránh nguy cơ té ngã. Tốt nhất là cúi đầu xuống giữa hai đầu gối trong khi ngồi. Khi cảm thấy đỡ hơn, hãy đứng dậy từ từ, tránh cử động đột ngột để không làm cơn chóng mặt trở nên tồi tệ hơn.
  • Uống một cốc nước lọc, nước trái cây, hoặc ăn nhẹ để cung cấp năng lượng và giảm tình trạng chóng mặt do hạ đường huyết.

5. Chóng mặt khi đang mang thai có nên thăm khám hay không?

Nếu mẹ bầu gặp phải các triệu chứng liên quan đến chóng mặt khi mang thai dưới đây trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, thì cần đi khám ngay:

  • Cảm thấy choáng váng, đau đầu kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
  • Chóng mặt kèm chảy máu âm đạo hoặc đau bụng dữ dội.
  • Chóng mặt đi kèm với hoa mắt, nói khó, có dấu hiệu mất ý thức, ngất xỉu hoặc thay đổi vị giác.

6. Cách phòng ngừa tình trạng bà bầu bị chóng mặt

Chóng mặt trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Trong 6 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng về phía bên trái để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Tránh đứng quá lâu liên tục, thay vào đó, mẹ nên ngồi nhiều để hạn chế chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột. Khi ngồi, mẹ nên đứng lên từ từ. Mặc dù ngồi sẽ giúp giảm chóng mặt, mẹ cũng không nên ngồi yên quá lâu. Thỉnh thoảng hãy đứng dậy và vận động nhẹ để thúc đẩy lưu thông máu.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng và tránh các thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt, vì chúng có thể gây chóng mặt.
  • Uống đủ nước để cơ thể không bị mất nước, đặc biệt là khi đang trải qua tình trạng ốm nghén.
  • Lựa chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc quần áo bó sát.

Có thể thấy, hiện tượng chóng mặt khi mang thai diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên, gia đình không nên chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hoặc biến chứng thai kỳ. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích để mẹ bầu và gia đình có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Đừng quên ghé thăm website Maru Care thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng