Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào để đảm bảo bé yêu hấp thu tốt nhất? Nếu ba mẹ cũng đang loay hoay tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc trên thì hãy dành chút thời gian để tham khảo bài viết dưới đây của Maru Care nhé!
1. Ăn dặm là gì?
- Ăn dặm là giai đoạn cho bé làm quen, ăn thêm các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ như: thịt, cá, trái cây, rau,…. nhằm bổ sung chất dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện.
- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn dặm không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ, vì sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá giúp bé phát triển hệ miễn dịch vững chắc. Do đó, ba mẹ nên kết hợp cả việc cho con bú và ăn dặm. Theo đó, lượng sữa sẽ giảm dần theo thời gian và lượng thức ăn sẽ tăng dần theo độ tuổi.
- Các dấu hiệu giúp nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm: bé thích nhìn người khác ăn và với tay lấy thức ăn; bé thích đưa thứ gì đó vào miệng; bé bắt đầu nhai và dịch chuyển hàm lên xuống.
2. Bắt đầu cho bé ăn dặm lúc nào là phù hợp?
- Việc xác định đúng thời điểm cho bé ăn dặm là vô cùng quan trọng. Bởi nếu ba mẹ chọn sai thời điểm thì sẽ ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hóa của bé.
- Nếu ba mẹ cho bé ăn dặm quá sớm (chưa đủ 6 tháng) thì sẽ khiến bé gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như chướng bụng, nôn mửa,…
- Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm quá muộn thì cơ thể bé sẽ chậm phát triển vì thiếu chất dinh dưỡng.
3. Ăn dặm như thế nào là đúng cách?
- Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi bắt đầu cho bé ăn dặm, ba mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản: bắt đầu từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, và từ một loại thực phẩm đến nhiều loại. Ở giai đoạn đầu, nên nấu bột loãng, và từ tháng thứ 9, bé có thể làm quen với cháo nghiền trước khi chuyển sang cháo đặc.
- Bắt đầu cho bé ăn dặm nhiều bữa trong ngày. Ban đầu, có thể cho bé ăn đến 6 bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 giờ. Trong số 6 bữa này, có thể chia thành 3 bữa sữa và 3 bữa bột loãng.
- Sau đó, giảm dần xuống còn 5 bữa, trong đó có thể là 2 bữa bú và 3 bữa bột sền sệt, rồi tiến tới chỉ còn 2 bữa bột đặc mỗi ngày. Sau khi ăn bột, nếu bé còn có nhu cầu, có thể cho bé bú thêm.
4. Thực phẩm cho trẻ ăn dặm
Từ 9 đến 11 tháng, ba mẹ cần cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm:
4.1. Nhóm chất đạm
- Đạm động vật: Các chất đạm từ thịt lợn, gà, lòng đỏ trứng gà là những thực phẩm được được khuyến nghị dùng cho bé khi mới bắt đầu ăn dặm. Sáng tháng tuổi thứ 7 thì ba mẹ mới bắt đầu cho con ăn thịt bò, cá, tôm, cua. Từ trên 1 tuổi con mới ăn được cả lòng trắng trứng gà.
- Đạm thực vật: các loại đậu đỗ (đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành…), các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó… ).
- Tuy nhiên, khi bắt đầu cho bé ăn dặm, ba mẹ chú ý không nên cho con ăn quá nhiều cả hai loại đạm này vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
4.2. Nhóm chất bột đường
Ba mẹ có thể nghiền cháo, khoai, hoặc bột yến mạch để nấu cho bé. Mẹ nên sử dụng gạo tẻ, không nên dùng gạo nếp vì có thể làm đặc bột, làm bé bị khó ăn.
4.3. Nhóm chất béo
Chất béo được chia thành 3 nhóm chính:
- Chất béo từ động vật trên cạn như: mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê… chứa nhiều acid béo bão hòa, cholesterol và khó hấp thu.
- Chất béo từ thực vật chứa các acid béo thiết yếu, giàu vitamin E, không có cholesterol, thường có trong dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương… Loại chất béo này được khuyến nghị nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ.
- Chất béo từ động vật dưới nước: cung cấp nhiều vitamin A và acid béo không bão hòa, đặc biệt là acid arachidonic, có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, nhóm này còn có các chế phẩm từ sữa như váng sữa, sữa chua, phô mai – nguồn cung cấp canxi dồi dào cho trẻ ăn dặm mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn.
4.4. Nhóm rau củ và trái cây
Nhóm này sẽ cung cấp cho bé các vitamin, chất khoáng, chất xơ, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch khi ba mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Ba mẹ cần chú ý không nên để dự trữ rau củ quá lâu để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
5. Trẻ ăn dặm có cần nêm gia vị không?
Trong giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi, nhu cầu về natri của bé rất thấp, các thực phẩm từ chén bột, cháo và sữa đã cung cấp đủ nhu cầu cần thiết cho bé. Chính vì thế, ba mẹ không cần nêm gia vị vì nó có thể không tốt cho thận của bé.
Để bé yêu khỏe mạnh và phát triển tốt, ba mẹ cần chú ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Hy vọng bài viết trên của Maru Care đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về cách bắt đầu cho bé ăn dặm sao cho đúng thời điểm và đảm bảo dinh dưỡng cần thiết. Cảm ơn ba mẹ đã theo dõi bài viết!