Dấu hiệu trẻ trốn lẫy là gì? Làm sao để trẻ nhanh biết lẫy?

Lẫy là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đánh dấu bước tiến lớn trong quá trình trưởng thành. Việc nhận diện các dấu hiệu trẻ trốn lẫy sẽ giúp ba mẹ có thể can thiệp kịp thời và hỗ trợ bé phát triển một cách toàn diện. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Maru Care nếu ba mẹ cũng đang lo lắng về vấn đề này nhé!

1. Quá trình phát triển vận động của trẻ

1.1. Giai đoạn từ 0-2 tháng tuổi

  • Ngay từ khi sinh ra, trẻ sơ sinh thường có những phản xạ tự nhiên như: khóc, nắm tay chặt hoặc giật mình khi có âm thanh lớn. Trẻ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ, lên đến 16-18 giờ.
  • Trẻ thường quấy khóc khi cảm thấy đói, khó chịu hoặc khi tã bị ướt.
  • Vào cuối giai đoạn này, trẻ dần phân biệt được ngày và đêm, thường ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Bên cạnh việc khóc, trẻ bắt đầu phát ra các âm thanh khác như “oe”, “a”… và có thể quay cổ, nắm chặt tay, dụi đầu vào mẹ, đồng thời nhìn theo đồ vật và hóng chuyện từ tháng thứ hai.

1.2. Giai đoạn từ 3-4 tháng tuổi

  • Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu biết lẫy, có thể ngẩng đầu và vươn người lên phía trước. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ trốn lẫy, chưa hào hứng vận động ngay.
  • Đến tháng thứ 4, trẻ đã có thể tự lật người qua lại mà không cần sự hỗ trợ từ ba mẹ.

1.3. Giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi

  • Trẻ trở nên thành thạo trong việc lật người qua lại và có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng.
  • Khi được bế thẳng, trẻ có thể giữ đầu vững, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của cơ cổ và cơ bắp.

1.4 Giai đoạn từ 7-9 tháng tuổi

Sau khi lẫy, trẻ bắt đầu biết bò, trườn và ngồi vững. Đây cũng là thời điểm trẻ chập chững tập đi, thường xuyên bám vào các vật dụng như: thành giường hoặc thành ghế để thực hiện những bước đi đầu tiên.

1.5. Giai đoạn 10-12 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, khả năng đi lại của trẻ trở nên thành thạo hơn. Trẻ có thể phối hợp tay và chân khi vui chơi hoặc tham gia vào các hoạt động.

2. Trẻ trốn lẫy là gì?

  • Trẻ trốn lẫy là hiện tượng trẻ bỏ qua giai đoạn lẫy và tiến thẳng vào các giai đoạn phát triển tiếp theo như: ngồi, bò hoặc đứng. Thông thường, trẻ sẽ biết lẫy sau khoảng 2-3 tháng tuổi.
  • Lẫy là một bước quan trọng trong sự phát triển vận động của trẻ, giúp giảm thiểu tình trạng méo đầu do nằm quá lâu và thúc đẩy khả năng quan sát môi trường xung quanh.
  • Sự phát triển vận động của mỗi trẻ là khác nhau, có những bé sẽ đạt mốc lẫy nhanh hơn nhưng cũng có một số bé có thể chậm hơn, đặc biệt là với các bé sinh non.

3. Nguyên nhân dẫn đến trẻ trốn lẫy

Một số phụ huynh có thể cho rằng trẻ trốn lẫy là điều bình thường. Tuy nhiên, quá trình phát triển qua các giai đoạn như: lẫy, trườn, bò, đứng và đi là rất quan trọng vì nó kích thích sự phát triển của hệ cơ xương và hệ thần kinh. Việc trẻ bỏ qua giai đoạn lẫy có thể do một số nguyên nhân như:

  • Cân nặng vượt chuẩn: Trẻ có cân nặng vượt chuẩn thường có xu hướng chậm biết lẫy hoặc bỏ qua giai đoạn này. Để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, ba mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo trẻ đạt được các cột mốc phát triển quan trọng mà không bị thừa cân.
  • Trẻ bị thiếu hụt canxi: Thiếu canxi khiến xương trẻ yếu và có thể làm chậm quá trình phát triển vận động. Để bổ sung canxi, mẹ có thể uống thêm canxi nếu đang cho con bú, tắm nắng cho trẻ mỗi ngày và bổ sung Vitamin D3 theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ ít có nhu cầu vận động: Khi trẻ được bế ẵm quá nhiều hoặc chơi đồ chơi trong khi nằm, trẻ sẽ ít có cơ hội vận động. Vì vậy, ba mẹ nên thay đổi thói quen, hạn chế bế ẵm và tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, kích thích nhu cầu vận động tự nhiên của trẻ, ngăn ngừa hiện tượng trẻ trốn lẫy.
  • Không gian vận động hạn chế: Không gian nhỏ hẹp cũng là yếu tố cản trở quá trình tập lẫy của trẻ. Để khắc phục, ba mẹ có thể cho trẻ nằm chơi và tập lẫy ở những không gian rộng rãi, an toàn để trẻ có thể thoải mái di chuyển.
  • Trẻ chưa phân biệt được ngày đêm: Trẻ từ 2 tháng tuổi có thể phân biệt ngày và đêm. Nếu trẻ ăn, ngủ và chơi trong cùng một không gian và thời gian, bé sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt ngày đêm, dẫn đến tình trạng trốn lẫy. Vì vậy, ba mẹ nên tạo các khu vực sinh hoạt riêng biệt cho ăn uống, ngủ và chơi, giúp trẻ tăng cường nhận thức về thời gian và dễ dàng tập lẫy hơn.
  • Mặc quần áo không thoải mái: Quần áo quá chật hoặc không thoải mái có thể ảnh hưởng đến sự phát triển vận động của trẻ, dẫn đến hiện tượng trẻ trốn lẫy. Để giúp trẻ vận động dễ dàng và sớm biết lẫy, ba mẹ nên chọn quần áo làm từ chất liệu mềm mại, thoáng mát, như cotton, giúp trẻ thoải mái khi vận động.

> Xem thêm:Hướng dẫn cách bổ sung vitamin D cho bé sơ sinh

4. Bé trốn lẫy có sao không?

4.1. Ảnh hưởng đến khả năng vận động

Lẫy là giai đoạn quan trọng giúp cơ cổ, lưng, vai, tay và chân của trẻ trở nên linh hoạt và mạnh mẽ hơn. Nếu trẻ không lẫy đúng thời điểm, các kỹ năng tiếp theo như: bò, ngồi và đi có thể bị chậm lại. Từ đó, làm ảnh hưởng đến khả năng phối hợp tay chân, duy trì thăng bằng, hạn chế sự phát triển nhận thức và hành động của trẻ.

4.2. Ảnh hưởng đến sự nhận thức và quan sát

Khi nằm ngửa, trẻ chỉ có thể nhìn thấy không gian trong một chiều. Việc lẫy giúp trẻ thay đổi góc nhìn và mở rộng tầm quan sát từ nhiều góc độ khác nhau. Từ đó giúp trẻ kích thích não bộ qua các trải nghiệm mới về thị giác.

4.3. Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ

Các hoạt động vận động như: lẫy, bò, vươn tay chân giúp hình thành các kết nối thần kinh, thúc đẩy các kỹ năng vận động, IQ và EQ. Việc bỏ qua các giai đoạn phát triển này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong các kỹ năng như: ăn uống, viết, nói và phát triển tư duy sau này.

5. Dấu hiệu trẻ trốn lẫy

Thông thường, trẻ bắt đầu biết lẫy từ 3-4 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi trẻ có thể bắt đầu lẫy vào thời điểm khác nhau tùy vào cơ địa và cân nặng của bé. Nếu bé đã 4-6 tháng tuổi mà có những dấu hiệu sau, có thể bé đang trốn lẫy:

5.1. Không chịu ngóc đầu khi nằm sấp

Bé gặp khó khăn trong việc giữ đầu thẳng khi nằm sấp, thường bị chúi đầu xuống đệm, khiến bé cảm thấy không thoải mái.

5.2. Trẻ có cơ bắp yếu

Trẻ không thể chống tay hay ưỡn ngực để đẩy cơ thể khi nằm úp, không đạp chân hay vươn tay. Khi được bế lên, bé không thể tự giữ thẳng đầu.

5.3. Không cố gắng lật người

Trẻ không tự thử lật mình hoặc không thể lẫy dù đã hơn 5 tháng tuổi. Trẻ cũng không hứng thú với các động tác như: vặn mình, giơ chân hay giơ tay lên.

5.4. Trẻ trốn lẫy: Không thích nằm nghiêng hoặc nằm úp

Trẻ thích nằm ngửa và cảm thấy không thoải mái hoặc khóc khi được đặt nằm nghiêng hoặc nằm úp để tập lẫy.

5.5. Không phản ứng với đồ chơi xung quanh

Trẻ không cố gắng với lấy đồ chơi khi nó được đặt ở ngoài tầm với.

5.6. Không thể duy trì tư thế úp lâu

Trẻ không thể nằm úp trong thời gian dài mà nhanh chóng quay lại nằm ngửa hoặc khóc.

6. Lật và lẫy khác nhau như thế nào?

  • Lật và lẫy thực chất là hai cách gọi khác nhau của cùng một hoạt động. Cả hai đều mô tả hành động bé lật từ tư thế nằm ngửa sang sấp (hay còn gọi là lật sấp từ lưng sang bụng). Tuy nhiên, sự khác biệt nhỏ giữa lật và lẫy là cách dùng từ. Sau khoảng 4-5 tháng, bé sẽ phát triển thêm khả năng lật ngược lại từ bụng sang lưng mà không cần sự trợ giúp của người lớn.
  • Lẫy có thể được hiểu là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển vận động của trẻ, giúp bé cải thiện sự linh hoạt và khả năng kiểm soát cơ thể.

7. Làm sao để trẻ nhanh biết lẫy?

  • Trẻ sẽ sẵn sàng tập lẫy từ khoảng 3 đến 6 tháng tuổi, khi cơ bắp tay và cổ của bé đã đủ mạnh mẽ để hỗ trợ việc vận động. Tuy nhiên, mỗi bé có thể phát triển sớm hơn hoặc muộn hơn.Nếu bé trẻ trốn lẫy, ba mẹ có thể giúp bé tập bằng các bước sau:
  • Tạo thói quen nằm sấp: Ba mẹ hãy tập cho bé nằm sấp mỗi ngày. Nếu bé khó chịu hoặc quấy khóc, mẹ có thể đặt đồ chơi yêu thích gần bé hoặc cho bé nằm trên ngực mẹ để bé quen với tư thế này.
  • Khuyến khích bé với đồ chơi: Khi bé có xu hướng với tay để cầm đồ chơi, mẹ có thể nhẹ nhàng giúp bé lật mình sang một bên.
  • Lưu ý khi tập lẫy cho bé:

+ Kiểm tra khả năng ngẩng đầu, chỉ khi bé có thể ngẩng đầu vững vàng thì mới bắt đầu tập lẫy.

+ Đặt đồ chơi trong tầm với của bé để tạo động lực.

+ Thực hiện các động tác từ từ và nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn cho bé.

+ Luyện tập hàng ngày, mỗi lần từ 5-10 phút, giúp bé quen dần với động tác.

+ Không tập lẫy ngay sau khi bé ăn xong để tránh bé bị nôn trớ hoặc khó chịu.

+ Khi bé đã biết lẫy, không để bé nằm một mình ở những nơi cao như giường hay ghế để tránh ngã.

+ Massage nhẹ nhàng giúp cơ và khung xương của bé linh hoạt hơn.

+ Cười và vỗ tay khi bé làm được động tác lẫy để bé cảm thấy hứng thú và tự tin.

8. Bé 5 tháng chưa biết lật có sao không?

  • Việc bé 5 tháng chưa biết lật không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, vì mỗi bé phát triển với một tốc độ riêng biệt. Để xác định tình trạng vận động của bé, ba mẹ cần xem xét nhiều yếu tố như:
  • biểu hiện sau sinh và cân nặng hiện tại của bé. Nếu bé có cân nặng tốt và không có dấu hiệu bất thường, việc vận động chậm hơn một chút là điều bình thường.
  • Trẻ có thể bắt đầu đạp chân và động tác cơ bản từ khi 4 tháng tuổi. Đến khoảng 5 tháng, trẻ có thể nâng ngực khỏi mặt đất, chống tay và cong lưng khi nằm sấp, và có thể bơi tay, đá chân. Đây là những dấu hiệu cho thấy cơ cổ và cánh tay của bé đang dần trở nên mạnh mẽ hơn.
  • Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn chưa thể làm được các động tác này sau 5 tháng hoặc có những dấu hiệu bất thường về phát triển, ba mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Lẫy là cột mốc vận động quan trọng mà hầu hết trẻ nhỏ đều cần trải qua để phát triển khỏe mạnh. Nếu có dấu hiệu trẻ trốn lẫy hoặc né tránh vận động, ba mẹ nên đưa con đi thăm khám kịp thời để được tư vấn và hỗ trợ phù hợp.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng