Bị sốt khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa

Bị sốt khi mang thai không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, mất sức mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy khi bị sốt, mẹ bầu cần làm gì? Có nên dùng thuốc hạ sốt hay không? Khi nào nên đi khám? Bài viết dưới đây của Maru Care sẽ giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách chăm sóc an toàn khi bị sốt trong thời gian mang thai.

1. Bị sốt khi mang thai có nguy hiểm không?

  • Bị sốt khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây nhiễm trùng như virus hoặc vi khuẩn. Ở người bình thường, thân nhiệt trung bình khoảng 37°C và được xem là sốt khi vượt ngưỡng 38°C. Tuy nhiên, với phụ nữ đang mang thai, đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ, sốt có thể kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu không được kiểm soát đúng cách.
  • Một trong những mối lo ngại lớn nhất khi mẹ bầu bị sốt trong tam cá nguyệt thứ nhất là nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn quan trọng khi ống thần kinh – bộ phận phát triển thành não và tủy sống của em bé đang hình thành. Nếu mẹ bị sốt trên 38°C trong 6 tuần đầu thai kỳ, nguy cơ thai nhi mắc các dị tật ống thần kinh như: nứt đốt sống, vô sọ hoặc thoát vị não có thể tăng gấp đôi.
  • Không chỉ vậy, nếu thân nhiệt của mẹ vượt quá 39,4°C trong giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi còn có thể đối mặt với các nguy cơ như:

+ Sảy thai

+ Hở hàm ếch, sứt môi

+ Dị tật tim bẩm sinh

+ Tăng nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ

  • Về cuối thai kỳ, bị sốt khi mang thai vẫn có thể dẫn đến biến chứng sinh non. Chính vì thế, mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan khi có dấu hiệu sốt.

2. Nguyên nhân gây sốt ở phụ nữ mang thai

Bị sốt khi đang mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các bệnh lý nội – ngoại khoa tiềm ẩn. Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm đáng kể nên cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân thường gặp gây sốt ở mẹ bầu bao gồm:

  • Nhiễm virus và cảm cúm thông thường: Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những tháng đầu, mẹ bầu rất dễ bị cảm cúm, viêm họng do virus. Sốt là biểu hiện điển hình, thường đi kèm với ho, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi.
  • Sốt xuất huyết: Đây là bệnh nguy hiểm với phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến sảy thai, thai lưu hoặc các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Nhiễm khuẩn nặng: Khi mẹ bị sốt do nhiễm trùng nặng, cơ thể có thể đối mặt với biến chứng như: thiểu ối, vỡ ối sớm, vỡ ối non làm tăng nguy cơ sinh non hoặc nhiễm trùng thai nhi.
  • Rối loạn tai – mũi – họng: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, đặc biệt là estrogen tăng cao có thể làm phù nề niêm mạc mũi, giãn mạch, tăng sinh mạch máu. Từ đó dẫn đến viêm mũi thai kỳ, nghẹt mũi, chảy máu mũi hoặc làm nặng thêm các bệnh lý dị ứng mũi xoang vốn đã có trước đó.
  • Ngoài ra, việc tăng lưu lượng tuần hoàn và sự tái kích hoạt của một số loại virus cũng có thể gây ra triệu chứng như:

+ Chóng mặt

+ Ù tai

+ Điếc đột ngột

+ Liệt mặt ngoại biên

+ Trào ngược họng – thanh quản

  • Ở những tháng cuối thai kỳ, sự gia tăng progesterone và áp lực ổ bụng do thai lớn dần khiến mẹ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản, gây ra các triệu chứng:

+ Ợ hơi, ợ chua

+ Ho kéo dài, đặc biệt khi nằm

+ Cảm giác vướng ở cổ, nóng rát họng

+ Nhiệt miệng kéo dài

+ Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể kèm theo sốt nhẹ đến sốt cao, nếu kèm nhiễm trùng hô hấp hoặc tiêu hóa.

3. Bị sốt có phải dấu hiệu mang thai

  • Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi sinh lý rõ rệt. Một số dấu hiệu thường gặp có thể kể đến như buồn nôn, thèm ăn đồ chua, mệt mỏi, buồn ngủ, vòng một căng tức, nhạy cảm với mùi,… Trong đó, sốt nhẹ hoặc cảm giác nóng trong người cũng là một biểu hiện khá phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Theo các chuyên gia y tế, thân nhiệt của phụ nữ mang thai thường cao hơn một chút so với bình thường, dao động từ khoảng 36,9°C đến 37,2°C. Điều này là hoàn toàn tự nhiên, do ảnh hưởng của nội tiết tố tăng cao sau khi trứng được thụ tinh.
  • Ngoài ra, việc cơ thể có cảm giác sốt nhẹ trong những ngày đầu mang thai cũng có thể liên quan đến:

+ Sự suy giảm miễn dịch tự nhiên của cơ thể, nhằm tránh hiện tượng “đào thải” thai nhi được xem như một “vật thể lạ”.

+ Nguy cơ dễ nhiễm virus dẫn đến triệu chứng giống sốt nhẹ, ớn lạnh hoặc đỏ mặt.

  • Thực tế, sốt nhẹ sau 7–10 ngày kể từ khi quan hệ không dùng biện pháp tránh thai có thể là một trong những tín hiệu sớm cho thấy quá trình thụ thai đã diễn ra. Tuy nhiên, dấu hiệu này không mang tính chắc chắn, vì sốt cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như thay đổi thời tiết, cảm cúm hoặc mệt mỏi.

4. Các biện pháp phòng tránh sốt khi mang thai

  • Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai

Trước khi có kế hoạch mang thai, mẹ nên chủ động tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh như: cúm, rubella, thủy đậu,… để tăng cường đề kháng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng trong thai kỳ, đặc biệt là bị sốt khi mang thai.

  • Duy trì sức khỏe tổng thể:

+ Uống đủ nước mỗi ngày để giữ cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng.

+ Tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, yoga bầu để tăng cường tuần hoàn và hệ miễn dịch.

+ Bổ sung vitamin đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là axit folic, sắt và vitamin C.

  • Giữ vệ sinh đường hô hấp:

+ Rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

+ Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với vi khuẩn, virus từ môi trường.

+ Giữ ấm vùng cổ,mũi, họng, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.

  • Tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, nơi đông người hoặc môi trường ô nhiễm. Bên cạnh đó, hạn chế ngửi mùi hóa chất, chất tẩy rửa mạnh.
  • Mẹ bầu có thể xông tinh dầu thiên nhiên như: bạc hà, tràm, khuynh diệp để giúp thông mũi và giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bệnh nền.
  • Phòng tránh trào ngược:

+ Ăn thành nhiều bữa nhỏ, chọn thực phẩm dễ tiêu hóa.

+ Tránh ăn tối quá muộn, không nằm ngay sau khi ăn.

+ Khi ngủ nên nằm đầu cao, nghiêng trái hoặc kê gối dưới vai để hạn chế trào ngược dạ dày.

  • Nếu mẹ xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao kéo dài, ớn lạnh, đau họng nhiều, khó thở hoặc cơ thể suy nhược, cần đi khám sớm tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

5. Một số lưu ý mẹ cần biết nếu bị cảm sốt khi đang mang thai

Khi bị sốt khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức thận trọng trong việc xử lý và sử dụng thuốc. Dưới đây là những điều quan trọng mẹ nên lưu ý:

  • Dùng thuốc hạ sốt đúng chỉ định:

+ Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, thường dùng paracetamol với liều không vượt quá 75mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày.

+ Mỗi liều cách nhau 4–6 tiếng, không quá 5 lần/ngày.

+ Nếu sau khi uống thuốc mà vẫn sốt trở lại trong vòng 1–2 giờ, mẹ không nên uống thêm ngay mà cần áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý trước khi dùng liều tiếp theo.

  • Hạ sốt bằng phương pháp vật lý:

+ Mặc đồ mỏng, rộng rãi, thoáng mát để cơ thể dễ tỏa nhiệt. Tránh đắp chăn dày hoặc mặc nhiều lớp quần áo vì điều này có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn.

+ Lau mát cơ thể bằng khăn ấm (nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt khoảng 2°C). Tập trung lau tại các vùng nhiều mạch máu như: nách, cổ, bẹn,… Sau đó lau khô và để cơ thể nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí.

+ Không nên dùng nước đá lạnh để chườm vì có thể gây co mạch, làm sốt thêm nặng.

  • Bổ sung nước và điện giải:

+ Uống nhiều nước giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ tốt hơn.

+ Có thể bổ sung thêm dung dịch bù điện giải như oresol để hỗ trợ cân bằng nước – điện giải.

6. Sốt khi mang thai có làm tăng nguy cơ sảy thai không?

  • Sảy thai là biến chứng không mong muốn xảy ra ở khoảng 20% các trường hợp mang thai. Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến sảy thai, trong đó bị sốt khi mang thai là một yếu tố cần được quan tâm.
  • Một số nghiên cứu cho rằng, mẹ bầu có biểu hiện sốt trong thai kỳ, đặc biệt ở giai đoạn đầu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu khác không tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa sốt và sảy thai.
  • Thực tế, bản thân cơn sốt không hẳn là nguyên nhân chính, nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể và đây mới chính là yếu tố nguy hiểm.
  • Chính vì thế, khi xuất hiện triệu chứng sốt trong thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan, cần đi khám sớm để xác định nguyên nhân và được điều trị kịp thời, nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho thai nhi.

7. Có nên uống kháng sinh nếu bị sốt khi đang mang thai?

  • Kháng sinh có thể được chỉ định trong trường hợp mẹ bầu bị sốt do nhiễm khuẩn, nhưng không phải loại thuốc nào cũng an toàn trong thai kỳ. Theo các chuyên gia, chỉ khoảng 10% thuốc kháng sinh hiện nay có đủ dữ liệu chứng minh rõ ràng về tính an toàn và hiệu quả khi dùng cho phụ nữ mang thai.
  • Vì vậy, việc tự ý dùng kháng sinh khi bị sốt trong thai kỳ là điều hoàn toàn không nên. Nếu mẹ nghi ngờ sốt do nhiễm khuẩn (ví dụ: viêm họng, viêm đường tiết niệu…), cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và chỉ định đúng loại thuốc phù hợp.

8. Bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu

  • Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành các cơ quan và hệ thần kinh của thai nhi. Nếu mẹ bị sốt trong thời gian này, đặc biệt là sốt cao, nguy cơ thai nhi gặp phải dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống, vô sọ… rất cao.
  • Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, hệ thần kinh của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, nên các cơn sốt nhẹ thường không còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng, trừ trường hợp sốt liên quan đến nhiễm trùng trong tử cung.
  • Nếu mẹ bầu bị sốt trong 3 tháng đầu và tình trạng sốt không thuyên giảm sau 1–2 ngày, tốt nhất nên đi khám ngay để được xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp, tránh những biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến thai nhi.

9. Bị sốt khi mang thai 3 tháng cuối

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là lúc thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện và chuẩn bị cho quá trình chào đời. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị sốt trong thời điểm này, đặc biệt là sốt cao kéo dài, cơ thể có thể phản ứng bằng cách kích thích co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sinh non. Do đó, khi có dấu hiệu sốt ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ không nên tự điều trị tại nhà.

Bị sốt khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp và có thể kiểm soát được nếu được xử lý đúng cách, đúng thời điểm. Điều quan trọng là mẹ bầu cần nhận diện sớm triệu chứng, xác định đúng nguyên nhân và chủ động thăm khám để được hướng dẫn điều trị phù hợp, tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến thai nhi.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng