Mồ hôi trộm ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả tại nhà

Mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng trẻ ra nhiều mồ hôi không liên quan đến thời tiết hay hoạt động thể chất, thường xuất hiện khi trẻ ngủ, đặc biệt vào ban đêm. Vậy việc trẻ đổ mồ hôi trộm này có phải là dấu hiệu đáng lo ngại hay không? Hãy cùng Maru Care tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

  • Hiện tượng mồ hôi này phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn. Thành phần chính của mồ hôi trộm bao gồm nước, muối và một số chất cặn bã, trong đó nước chiếm hơn 90%.
  • Nếu trẻ đổ mồ hôi trộm thường xuyên, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối đáng kể, dẫn đến mệt mỏi, mất sức và thậm chí suy kiệt nếu không được chăm sóc đúng cách.
  • Hiện tượng đổ mồ hôi trộm được chia thành hai loại chính: Mồ hôi trộm sinh lý và Mồ hôi trộm bệnh lý
  • Mồ hôi trộm sinh lý: Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ để điều chỉnh nhiệt độ, do quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn. Trường hợp này không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thường không cần quá lo lắng.
  • Mồ hôi trộm bệnh lý: Xảy ra khi trẻ mắc một số bệnh lý như còi xương hoặc các rối loạn khác. Trẻ thường ra mồ hôi nhiều không do yếu tố thời tiết, đặc biệt khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ dậy.

2. Nguyên nhân khiến trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ

  • Trẻ thiếu vitamin D: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ xương trẻ nhỏ. Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, đặc biệt ở trẻ sinh non, nhẹ cân, còi xương hoặc gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn.
  • Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện: Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh, đặc biệt là những dây thần kinh kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Do đó, khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt của trẻ còn kém, dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi, đặc biệt ở vùng đầu.
  • Vấn đề tim mạch: Nếu trẻ không chỉ đổ mồ hôi khi ngủ mà còn trong lúc thức hoặc tham gia các hoạt động nhẹ, có thể nguyên nhân liên quan đến bệnh lý tim mạch. Tim hoạt động quá mức để bơm máu có thể làm trẻ ra mồ hôi nhiều hơn bình thường.
  • Trẻ bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi: Tình trạng này thường tự giảm hoặc hết hẳn khi trẻ lớn lên, nhưng cha mẹ nên chú ý giữ vệ sinh cơ thể bé để tránh các vấn đề về da.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Đặc biệt ở trẻ sinh non, hiện tượng ngưng thở khi ngủ có thể gây đổ mồ hôi nhiều, kèm theo các triệu chứng như da tái nhợt, khó thở, thở khò khè hoặc ngừng thở trong khoảng 20 giây. Nếu phát hiện dấu hiệu này, ba mẹ cần đưa con đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: 6 bí quyết chăm sóc sức khỏe cho bé vào mùa đông mà ba mẹ nào cũng nên biết

3. Triệu chứng của mồ hôi trộm

  • Mồ hôi trộm ở trẻ thường xuất hiện nhiều nhất tại các vùng có nhiều tuyến mồ hôi dưới da như lưng, trán, nách, háng, bàn tay và bàn chân.
  • Các dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm: Trẻ quấy khóc, ngủ không sâu giấc và thường giật mình thức dậy vào ban đêm. Mồ hôi ra nhiều trong giai đoạn ngủ sâu.

4. Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ

  • Giữ nhiệt độ phòng ổn định, thoáng khí, tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn cho trẻ khi ngủ.
  • Nếu trẻ chỉ ra mồ hôi ở đầu mà không kèm theo dấu hiệu bất thường như rụng tóc vành khăn, biếng ăn, lười bú và vẫn tăng cân đều, thì đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để ngăn ngừa tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ:

+ Kẽm: Kẽm là dưỡng chất thiết yếu, ảnh hưởng đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể như tổng hợp axit nucleic, protein. Thiếu kẽm có thể dẫn đến rối loạn thần kinh, cáu gắt hoặc chậm phát triển. Ba mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm đúng cách để giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn.

+ Các vitamin và khoáng chất khác: Bổ sung lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp trẻ cải thiện hệ miễn dịch, tăng đề kháng, và hạn chế ốm vặt.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng quy trình ba mẹ nào cũng nên biết

5. Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

Nếu trẻ thường xuyên đổ mồ hôi đầu, đặc biệt là kèm theo các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu bất thường khác như:

  • Trẻ đổ mồ hôi kèm theo tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Tóc thưa, rụng nhiều, hoặc trẻ mọc răng chậm so với lứa tuổi.
  • Thóp đầu chậm liền, không phát triển đúng tiến độ.
  • Trẻ chậm đạt các mốc phát triển vận động như biết bò, biết đi.
  • Bé nhẹ cân, biếng ăn hoặc có dấu hiệu suy dinh dưỡng.

>> Xem thêm: Cẩm Nang & Chia Sẻ

Hy vọng bài viết trên của Maru Care sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Phần lớn các trường hợp đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ đổ mồ hôi kèm theo các dấu hiệu bất thường, ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho con yêu nhé!

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng