Trẻ sơ sinh bú ít: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sữa mẹ luôn được coi là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh, không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của bé mà còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Tuy nhiên, việc trẻ sơ sinh bú ít hơn bình thường là một vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Nếu tình trạng này kéo dài, bé có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng cân và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo con yêu lớn lên khỏe mạnh, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp kịp thời. Hãy cùng Maru Care tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Như thế nào là trẻ bú bình thường?

  • Trẻ sơ sinh có dung tích dạ dày còn nhỏ, mỗi lần bú khoảng 50 – 70 ml sữa là đã đủ đáp ứng nhu cầu. Sau 2 tuần, khi dạ dày phát triển lớn hơn, trẻ có thể bú từ 60 – 90 ml mỗi lần. Từ 1 đến 6 tháng tuổi, trẻ dần quen với việc bú mẹ và lượng sữa mỗi lần có thể tăng lên từ 90 đến 150 ml.
  • Mặc dù nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi trẻ không giống nhau, nhưng trung bình, trẻ cần bú từ 8 – 12 lần mỗi ngày. Khoảng cách giữa các cữ bú là 2 tiếng nếu trẻ bú mẹ và 3 tiếng nếu sử dụng sữa công thức.

2. Biểu hiện quen thuộc của trẻ lười bú

  • Bé có hiện tượng chững cân hoặc sụt cân bất thường.
  • Trẻ trở nên biếng ăn sau một thời gian bú sữa mẹ.
  • Lượng sữa bé bú giảm đáng kể so với trước đây.
  • Bé hay khóc và quấy khóc trong khi ăn.

Những biểu hiện này có thể là tín hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe, vì vậy ba mẹ cần theo dõi sát sao và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ khi cần thiết.

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú ít

3.1. Bé đang gặp vấn đề về sức khỏe

Nếu trẻ mắc các bệnh lý như ho, nghẹt mũi, viêm họng, tiêu chảy, táo bón hoặc bị đau bụng, nấm lưỡi, nhiệt miệng hoặc có tổn thương trong khoang miệng, con sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và bú kém hơn.

3.2. Sữa mẹ có vị lạ

Mùi vị sữa mẹ thay đổi do chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể khiến trẻ lười bú. Thức ăn nặng mùi, nhiều gia vị, đồ cay nóng hoặc chua có thể làm sữa có vị khác thường. Thậm chí, các loại thực phẩm như: hành, bắp cải còn có thể khiến trẻ bị đầy hơi hoặc đau bụng.

3.3. Sữa mẹ về không đều

Việc sữa mẹ tiết ra quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng đến việc bú của bé. Khi sữa quá ít, bé không bú đủ no, dễ cáu gắt. Ngược lại, nếu sữa về quá nhiều, trẻ dễ bị sặc hoặc ngợp khi bú, dẫn đến biếng bú.

3.4. Đầu ti của mẹ không phù hợp

Trẻ sơ sinh bú ít do đầu ti mẹ thụt vào, kích thước quá lớn hoặc có mùi lạ có thể khiến trẻ khó bú.

3.5. Tư thế bú không đúng cách

Tư thế bú không thoải mái khiến trẻ khó ngậm bắt vú, dễ bị sặc hoặc không bú được đủ no. Đồng thời, tư thế sai còn làm mẹ cảm thấy đau lưng, mỏi cơ và có thể gây nứt đầu ngực.

3.6. Bé không thích mùi vị sữa công thức

Với trẻ bú sữa công thức, mùi vị không hợp khẩu vị, quá ngọt so với sữa mẹ hoặc khó tiêu hóa có thể khiến trẻ biếng bú, thậm chí từ chối hoàn toàn.

4. Bé lười bú sữa công thức phải làm sao

4.1. Tạo cảm giác bú bình gần giống bú mẹ

  • Ba mẹ nên chọn bình sữa có núm ti mềm mại, chất liệu gần giống ti mẹ để bé cảm thấy quen thuộc hơn. Núm vú cao su với độ rộng phù hợp sẽ giúp trẻ dễ ngậm, tránh loại quá ngắn hoặc hẹp gây khó khăn. Đồng thời, đảm bảo dòng chảy của sữa ổn định, tránh tình trạng sặc sữa khi trẻ bú.
  • Một mẹo nhỏ là mẹ có thể xoa một chút sữa lên núm ti bình để “đánh lừa” bé, giúp bé hứng thú hơn, hạn chế được tình trạng trẻ sơ sinh bú ít.

4.2. Chọn sữa công thức phù hợp với bé

Ưu tiên loại sữa công thức có mùi vị gần giống sữa mẹ để bé dễ làm quen. Những sản phẩm có công thức nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.

4.3. Tiếp tục duy trì sữa mẹ

Nếu mẹ còn sữa, hãy tiếp tục cho bé bú nhiều lần trong ngày. Theo dõi các biểu hiện như cân nặng không tăng hoặc tần suất tiểu ít (nước tiểu vàng đậm) để kịp thời bổ sung thêm sữa cho trẻ.

5. Khắc phục bé lười bú bình

Trẻ sơ sinh bú ít, không chịu bú bình hoặc đột nhiên bỏ bú bình là nỗi lo chung của nhiều bậc phụ huynh, dưới đây là một số cách giúp bé làm quen với việc bú bình:

  • Chọn thời điểm phù hợp: Hãy cho bé bú bình khi bé thực sự đói. Nếu ép bé bú khi chưa đói, bé sẽ không hợp tác, thậm chí phản kháng.
  • Tạo môi trường yên tĩnh: Khi cho bé bú bình, mẹ hãy chọn không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn hoặc các yếu tố làm bé mất tập trung.
  • Thử dùng núm ti mềm hơn: Nếu núm ti cứng hoặc không phù hợp, bé sẽ khó bú hoặc cảm thấy không thoải mái. Hãy thử đổi sang núm ti mềm mại, kích thước vừa vặn, mô phỏng giống ti mẹ để bé dễ dàng thích nghi hơn.
  • Dùng sữa mẹ khi tập bú bình: Trước tiên, hãy vắt sữa mẹ vào bình và cho bé tập bú. Vì bé đã quen với hương vị sữa mẹ, việc bú bình sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Dùng núm ti giả để bé làm quen: Đối với trẻ đang mọc răng hoặc thích ngậm ti giả, bạn có thể cho bé ngậm núm ti giả vài phút trước khi bú. Sau đó, thay núm ti giả bằng bình sữa để bé dễ dàng chuyển đổi.
  • Nếu bé vẫn không chịu bú bình, bạn có thể thử dùng thìa đút sữa.

6. Trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều thì phải làm sao?

Trẻ bú ít, ngủ nhiều có thể do chu kỳ phát triển chưa ổn định, nhiệt độ môi trường không phù hợp hoặc các vấn đề sức khỏe như nhiễm virus, hạ đường huyết. Để cải thiện, ba mẹ nên cố gắng đánh thức bé bú đúng cữ bằng cách vuốt má, thay tã hoặc tăng tần suất bú với lượng nhỏ hơn. Nếu bé đang sử dụng sữa công thức, hãy kiểm tra chất lượng sữa và tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại sữa phù hợp. Đồng thời, theo dõi kỹ các dấu hiệu như bé chậm tăng cân, khó thở hoặc ít đi tiểu để kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế nếu cần.

7. Trẻ bú ít và chậm tăng cân có nguy hiểm không?

Trẻ bú ít, chậm tăng cân là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không ổn định. Cân nặng và chiều cao là các chỉ số quan trọng giúp ba mẹ nhận biết sớm nguy cơ suy dinh dưỡng kéo dài ở trẻ. Nếu không can thiệp kịp thời, trẻ có thể đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như chậm phát triển trí não, còi xương, sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém và dễ mắc các bệnh lý như tiêu chảy. Vì vậy, việc theo dõi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.

Trên đây là một số chia sẻ về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bú ít. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi con.

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng